"Điều ước cho em" tại Thanh Hóa: Nhu cầu bức thiết nhà vệ sinh trường học vùng cao

Thứ ba - 06/04/2021 03:00 335 0
GD&TĐ - Mặc dù cơ sở vật chất trường học ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã được Nhà nước đầu tư, xây dựng khá khang trang. Tuy nhiên, vấn đề nhà vệ sinh trường học đang trở nên bức thiết và rất cần sự quan tâm hơn nữa.
"Điều ước cho em" tại Thanh Hóa: Nhu cầu bức thiết nhà vệ sinh trường học vùng cao

Theo ghi nhận của GD&TĐ, trên địa bàn huyện Quan Sơn (Thanh Hóa), nhiều trường học, đặc biệt là các điểm trường lẻ đang thiếu trầm trọng khu vệ sinh đạt chuẩn.

Do thiếu phòng vệ sinh, đã ít nhiều dẫn đến hệ lụy cho học sinh và giáo viên ở vùng cao, biên giới này.

Thầy Nguyễn Văn Dương - Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Tam Thanh (huyện Quan Sơn, Thanh Hóa), chia sẻ: Nhà trường hiện có 258 học sinh, trong đó 193 em thuộc diện bán trú, thì có 154 học sinh ăn, ở bán trú tại trường.

Bên cạnh đó, nhà trường có 17 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Tuy nhiên, hiện tại nhà trường mới chỉ có 5 phòng vệ sinh.

Nhà vệ sinh của Trường PTDTBT-THCS Tam Thanh (Quan Sơn, Thanh Hóa).

“Hàng ngày, gần 300 con người, nhưng chỉ có 5 phòng vệ sinh, nên vấn đề sử dụng và nhu cầu nhà vệ sinh của nhà trường rất bức thiết.

Mặc dù nhà trường đã được sự quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất khá khang trang, thế nhưng lại thiếu nhà vệ sinh. Do vậy, để giải quyết tạm thời, nhà trường phải dựng hai phòng vệ sinh bằng cách quây tôn lại, chia thành 2 ngăn nam và nữ cho học sinh sử dụng. Khu vệ sinh hiện tại, nhà trường chỉ dành riêng cho các em đi “nhẹ”. Còn em nào có nhu cầu đi “nặng”, thì vào khu vệ sinh tự hoại.

Với cách bố trí, sắp xếp như vậy, mới mong giữ được vệ sinh chung trong 5 phòng vệ sinh được xây dựng kiên cố”, thầy Dương tâm sự.

Cũng theo thầy Dương, mong muốn của nhà trường hiện tại là được sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước hoặc các nhà hảo tâm hỗ trợ cho trường xây dựng thêm khu vệ sinh, phòng tắm và bể chứa nước.

Để xây dựng thêm nhà vệ sinh, phòng tắm và bể nước cho học sinh bán trú, nhà trường cũng đã dành riêng một diện tích đất phù hợp. Tuy nhiên, vấn đề kinh phí để xây dựng công trình này cực kỳ khó khăn.

"Chúng tôi rất mong mỏi sự hỗ trợ của các cấp, các đơn vị tài trợ, nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ. Nhiều lúc, thấy học sinh phải xếp hàng dài để chờ nhau đi vệ sinh, mà chúng tôi ái ngại.

Thậm chí, có em phải nhịn đi vệ sinh hoặc đi không đúng nơi quy định, đã làm ảnh hưởng môi trường xung quanh. Đây cũng là vấn đề gây khó khăn đối với giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”, thầy Dương chia sẻ.  

Hai giáo viên ở điểm lẻ Cha Khót - Trường Tiểu học Nam Mèo (Quan Sơn, Thanh Hóa) cũng chưa có một nơi ở và nhà vệ sinh ổn định.

Cũng tại huyện Quan Sơn, thầy Chung Trường Thành- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Na Mèo, cho hay: Nhà trường có một số điểm lẻ, như: Cha Khót, Xộp Huối, Ché Lầu, Sa Ná.

Ngoài điểm trường Sa Ná vừa được nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, (vì điểm trường này bị lũ quét năm 2019), thì nhiều điểm lẻ khác đang rất khó khăn. Đặc biệt, tại điểm trường Xộp Huối, có 130 học sinh, nhưng hiện tại chưa có nhà vệ sinh đạt chuẩn.

Bên cạnh đó, điểm trường lẻ Cha Khót, hiện có 20 học sinh ở 5 lớp và có 2 nữ giáo viên cắm bản, nhưng đang thiếu nhà vệ sinh.

“Điểm trường này đang rất khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất. Hai giáo viên cắm bản ở đây còn chưa có được một nơi ăn, chốn ngủ tươm tất, thì vấn đề nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn cũng là điều dễ hiểu.

Hàng ngày, 20 học sinh và 2 cô giáo đều sử dụng chung một khu vệ sinh tạm bợ. Ngày trước, khi chưa có khu vệ sinh, học sinh và giáo viên phải đi nhờ ở nhà dân trong bản, hoặc các em có nhu cầu đi vệ sinh, thì tự tìm nơi bìa rừng, sườn đồi....rất bất tiện".

Cũng theo thầy Thành, không chỉ khu Cha Khót, mà điểm trường lẻ Xộp Huối còn bi đát hơn. Mặc dù điểm trường này có nhà xây kiên cố, nhưng đã xuống cấp khá nghiêm trọng và không có khu vệ sinh.

Nhà vệ sinh thiếu chuẩn của điểm lẻ Cha Khót - Trường Tiểu học Na Mèo (Quan Sơn, Thanh Hóa).

Do đó, để giải quyết nơi đi vệ sinh cho các em, nhà trường phải dựng tạm một "phòng" bằng cách đóng cọc tre và quây bạt lại. 

“Nhà vệ sinh không đạt chuẩn, trong khi học sinh đông đã làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập, sức khỏe của các em. Đặc biệt là đã gây ra tình trạng quá tải vào một số thời điểm (trước, sau giờ học giờ và giải lao) khiến các em dù muốn hay không vẫn phải đi vệ sinh không đúng nơi quy định”, thầy Thành chia sẻ.

Ông Lê Đình Xuân – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quan Sơn, cho biết: Huyện có 42 trường học, trong đó có gần 10.000 học sinh và hơn 900 giáo viên.Tuy nhiên toàn ngành mới chỉ có 239 phòng vệ sinh.

Nhu cầu thêm phòng phòng vệ sinh từ nay đến năm đến 2025 của hệ thống trường học ở địa bàn huyện, còn cần tới 348 phòng.

Học sinh điểm trường Cha Khót (Tiểu học Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) hiện đang rất thiếu thốn về cơ sở vật chất.

“Nhiều trường học của huyện Quan Sơn hiện nay đã được đầu tư về cơ sở vật chất khá khang trang, tuy nhiên, nhà vệ sinh thì chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Do đó, giáo viên và học sinh của nhiều trường học đang gây khó khăn đối với giáo viên và học sinh”, ông Xuân cho hay,

Cũng theo ông Xuân, vấn đề thiếu nhà vệ sinh trường học xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Trước tiên phải kể tới ngân sách đầu tư cho giáo dục, cơ sở vật chất trường học còn nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, việc huy động nguồn vốn xã hội hóa từ các nguồn lực khác cho các công trình vệ sinh trường học lại không dễ dàng và đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn.

Việc xây dựng các công trình chịu giá cả cao hơn ở miền xuôi bởi giá vật liệu, nhân công đắt hơn rất nhiều...

Học sinh Trường PTDTBT - THCS Tam Thanh (Quan Sơn, Thanh Hóa) trong giờ tan học.

“Hiện tại, để giải quyết nhu cầu bức thiết về nhà vệ sinh cho các trường học, ngành giáo dục địa phương đã, đang huy động cả giáo viên, học sinh vào công việc giữ gìn nhà vệ sinh chung. Bên cạnh đó, ngành giáo giục huyện cũng đề nghị các nhà trường cố gắng ổn định nguồn nước sinh hoạt để tẩy rửa nhà vệ sinh thường xuyên, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, chúng tôi động viên các thầy, cô giáo quan tâm đến việc sửa chữa đường dẫn nước, huy động sự giúp đỡ của địa phương và người dân... để làm nhà vệ sinh. Tuy nhiên, cách làm trên cũng chỉ là  giải pháp tạm thời. Còn về lâu dài, thì rất cần sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước cũng như việc hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm chung tay, góp sức”, ông Xuân chia sẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2322 | lượt tải:365

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2196 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập410
  • Hôm nay52,684
  • Tháng hiện tại903,030
  • Tổng lượt truy cập49,228,713
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944