Doanh nghiệp chê giáo trình trường đại học cũ kỹ, lạc hậu: Các trường buộc phải thay đổi

Thứ năm - 07/11/2019 19:13 801 0

Doanh nghiệp chê giáo trình trường đại học cũ kỹ, lạc hậu: Các trường buộc phải thay đổi

GD&TĐ - Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu lớn của nhiều trường đại học trong những năm qua. Ngoài việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên (GV), thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học (NCKH), đổi mới phương pháp, giáo trình giảng dạy là việc buộc phải làm. Tuy nhiên, thực tế sản phẩm đào tạo của nhiều trường đại học khi hòa nhập với thị trường lao động vẫn bị chê. Lý do vì sao?

Đi sau công nghệ

“Công nghệ tiến nhanh như chớp, giáo trình lớp ngớp theo sau”. Đó là ví von của nhiều chủ doanh nghiệp khi nói về giáo trình đào tạo của các trường đại học hiện nay. Thực tế trên không hoàn toàn đúng, nhưng theo nhiều lãnh đạo các trường đại học, nó cũng không hẳn sai. Bởi phản hồi của doanh nghiệp phần nào phản ánh rõ hiện trạng bất cập trong công tác đào tạo nhân lựccủa không ít trường.

Theo ông Mai Ngọc Vinh - Chủ tịch HĐQT Hệ thống Giáo dục Đất Việt, việc doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi trong chính sách tuyển dụng nhân sự cho phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế, sự bùng nổ của khoa học công nghệ đã khiến công tác đào tạo nhân lực của các trường không theo kịp vì thiếu sự chủ động.

“Tôi may mắn được tham gia nhiều ngày hội tuyển dụng với các trường đại học, cũng như xây dựng các chương trình đào tạo học kỳ doanh nghiệp với nhiều đơn vị. Điều tôi nhận thấy, trường nào chủ động trong việc “thúc” GV thay đổi phương pháp giảng dạy, làm mới giáo trình theo hướng đáp ứng yêu cầu thực tế của doanh nghiệp thì nhân lực ổn, còn lại phần đông phải đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu vị trí tuyển dụng, cũng như sự thay đổi của công nghệ, máy móc.

Trường tư thục và trường quốc tế hiện nay thường thay đổi hoặc cập nhật nội dung đào tạo 1 - 2 năm/lần, còn trường công lập có khi 3 - 5 năm chưa thay đổi. Chính việc GV ngại thay đổi dẫn đến sự “lệch pha” lớn giữa doanh nghiệp với đơn vị đào tạo như hiện nay. Sinh viên ra trường thất nghiệp, không đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Doanh nghiệp thì mãi không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao” - ông Mai Ngọc Vinh chia sẻ. 

Đồng tình với góc nhìn của ông Mai Ngọc Vinh, bà Nguyễn Thị Hồng Loan - Giám đốc phụ trách khối đào tạo Tập đoàn Imperial tin rằng: Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ hiện nay, thực trạng và chất lượng đào tạo theo phương pháp truyền thống tại một số cơ sở GDĐH không còn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Do vậy, theo bà Loan, các trường cần đẩy mạnh mô hình hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong xây dựng chương trình trải nghiệm nghề cho sinh viên. Đặc biệt, các trường phải thường xuyên chuyển giao, cập nhật các giáo trình tiên tiến từ các nước phát triển, cũng như yêu cầu GV phải thường xuyên thay đổi phương pháp giảng dạy, giáo trình sát với thực tiễn sản xuất hơn.

Tại nhiều hội thảo về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam, nhiều chuyên gia đã thẳng thắn chỉ ra một trong những nguyên nhân dẫn đến nguồn nhân lực Việt Nam nói chung, nguồn nhân lực được đào tạo từ các trường ĐH Việt Nam nói riêng bị “mất điểm” trong mắt các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng chính là việc họ chỉ được học những điều đã cũ trong các giáo trình.

Tất nhiên, không thể “vơ đũa cả nắm”, đánh đồng chất lượng đào tạo các trường đại học với nhau nhưng thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp phải thực hiện khâu đào tạo lại người lao động khi mới tuyển dụng do không cập nhật được những yêu cầu về công nghệ, sản xuất của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chê giáo trình trường đại học cũ kỹ, lạc hậu: Các trường buộc phải thay đổi - Ảnh minh hoạ 2
 Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học là yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên các trường ĐH

Cần sự chủ động của các trường

Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề này, TS Nguyễn Vũ Quỳnh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng cho biết: Thực tế, các trường đại học đều nhận thấy sự lạc hậu về mặt tri thức trong các giáo trình đang sử dụng. Tuy nhiên, việc thay đổi không phải là điều có thể thực hiện ngay trong một sớm một chiều.

Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Một mặt, việc biên soạn chương trình cần phải bám sát chương trình đào tạo, do đó, nếu chương trình không có sự cập nhật kịp thời, việc bổ sung, chỉnh sửa giáo trình cũng rất khó thực hiện, chưa kể đến quá trình biên soạn, chỉnh sửa giáo trình phải trải qua khá nhiều khâu, thủ tục rườm rà.

Đứng ở góc nhìn khác, TS Lê Lâm - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn tin rằng: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giáo trình không được cập nhật nằm ở sự hạn chế trong năng lực NCKH và ngoại ngữ của giảng viên. Do đó, dù giáo trình mới được xuất bản, nhưng không đảm bảo chất lượng, không có tính mới về nội dung, không phản ánh được các yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu công nghệ… thì khó đào tạo sinh viên đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

“Bên cạnh sự yếu kém về năng lực nghiên cứu và ngoại ngữ của giảng viên, một nguyên nhân lớn khác dẫn đến tình trạng giáo trình ở số ít các cơ sở đào tạo còn lạc hậu là do sự thờ ơ của các doanh nghiệp trong việc đồng hành cùng các đơn vị đào tạo để xây dựng chương trình, giáo trình. Công nghệ, yêu cầu tri thức mới nằm ở các doanh nghiệp, trong khi họ không mặn mà trong hợp tác xây dựng chương trình và giáo trình. Hệ lụy là xuất hiện tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong đào tạo nhân lực như hiện nay” - TS Lâm phân tích.

 Ngoài cách làm truyền thống là mời chuyên gia đến trường giảng dạy, thẩm định, đánh giá giáo trình, đưa sinh viên vào học tập tại các doanh nghiệp… Trường ĐH Lạc Hồng còn chủ động giải quyết vấn đề trên bằng việc đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp. Nếu sản phẩm của mình đáp ứng yêu cầu của họ, có nghĩa là chương trình, giáo trình mình đang sử dụng vẫn đáp ứng yêu cầu trong đào tạo nhân lực. 
TS Nguyễn Vũ Quỳnh

Trước tình trạng tách biệt trong đào tạo và sử dụng lao động giữa nhà trường và doanh nghiệp đang quá vênh nhau, nhiều trường đã chủ động tìm kiếm lối đi cho mình. Theo TS Nguyễn Vũ Quỳnh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, việc tự nâng cao năng lực NCKH và ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên, cũng như chủ động tìm kiếm đối tác trong xây dựng giáo trình là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để hạn chế tồn tại trên.

Bên cạnh đó, việc nhà trường và doanh nghiệp chủ động đến với nhau, thống nhất với nhau trong biên soạn bài giảng cũng sẽ mang lại hiệu quả. Vấn đề là, các trường phải làm cho các doanh nghiệp thấy được lợi ích của họ khi bắt tay với nhà trường trong xây dựng, biên soạn giáo trình nói riêng và trong các khâu khác để đào tạo nguồn nhân lực nói chung.

Thạc sĩ Phùng Quán - Trưởng phòng Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH KHTN TPHCM cho rằng: Để giáo trình giảng dạy của các trường không lạc hậu, sáo mòn ngoài các chính sách đầu tư phù hợp, bản thân các trường phải xây dựng được kho học liệu mở (thư viện, tài nguyên mở trên Internet), cũng như xây dựng được đội ngũ GV tâm huyết, tài năng.

Mặc dù, các trường đại học đã ban hành các cơ chế, chính sách để khuyến khích việc biên soạn giáo trình, bài giảng phục vụ yêu cầu đào tạo, nhưng cho đến nay, việc triển khai công tác này còn chậm. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng nguồn kinh phí hạn hẹp đã không khuyến khích giảng viên tham gia soạn giáo trình, tài liệu tham khảo.

Bên cạnh sự yếu kém về năng lực nghiên cứu và ngoại ngữ của giảng viên, một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng giáo trình ở số ít các cơ sở đào tạo còn lạc hậu là do sự thờ ơ của các doanh nghiệp trong việc đồng hành cùng các đơn vị đào tạo để xây dựng chương trình, giáo trình. - TS Lê Lâm - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

Tác giả bài viết: Anh Tú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2328 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập544
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm543
  • Hôm nay113,120
  • Tháng hiện tại1,022,712
  • Tổng lượt truy cập49,348,395
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944