Đốm sáng giữa trời đêm

Thứ tư - 06/02/2019 02:24 402 0

Đốm sáng giữa trời đêm

GD&TĐ - Đều đặn mỗi thứ 7, Chủ nhật hàng tuần, cánh cổng sắt sơn xanh (Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (TTGDNN - GDTX) Nguyễn Văn Tố, Hoàn Kiếm, Hà Nội) lại dang tay đón những cô cậu học trò khiếm thị từ khắp mọi miền về đây học tập. Người tóc đã chuyển màu hoa râm, người phải băng quãng đường trường từ Hưng Yên, Bắc Ninh. Mỗi người một hoàn cảnh song đều có chung khát khao chinh phục tri thức nhân loại.

Lớp học không bảng đen, phấn trắng

Nguyễn Chí Bảo - học sinh khiếm thị lớp 11KT hào hứng chia sẻ: Các thầy cô đều dành trọn tâm huyết và truyền ngọn lửa yêu nghề cho HS khiếm thị. Chúng em tiếp thu kiến thức ở một lớp học không phấn trắng, bảng đen, chỉ có tiếng thầy cô giảng bài, tiếng bút chữ nổi châm vào giấy.

Hoàng Văn Phú - học sinh khiếm thị lớp 12KT mang nhiều cảm xúc, trải lòng: Học xong chương trình cấp 2 ở Trung tâm Bảo trợ Thái Nguyên, em không biết con đường chữ nghĩa sẽ ra sao vì ở quê không có trường chuyên biệt cho học sinh khiếm thị. Nhờ sự giới thiệu của các anh chị cùng hoàn cảnh, em biết đến mái trường Nguyễn Văn Tố. Nhớ ngày đến nộp hồ sơ, cô Hà - Phó Giám đốc trung tâm tận tình giúp tụi em bắt xe buýt để trở về nhà. Sau hơn 3 năm gắn bó và tiếp nhận kiến thức, em sẽ tiếp tục con đường ước mơ chạm tay được vào cánh cổng đại học để không phụ lòng các thầy cô nơi đây.

Nhìn “những đứa con đặc biệt” đang dìu dắt nhau dò dẫm tới trường, thầy Phạm Đức Nam - Giám đốc TTGDNN - GDTX Nguyễn Văn Tố không giấu được tình yêu thương đong đầy trong mắt. Năm 1994, các thầy cô trung tâm phối hợp với Hội Người mù thành phố Hà Nội giảng dạy chương trình cấp III cho học sinh khiếm thị tại trụ sở hội. Đến năm 1997, lớp học đầu tiên được khai giảng tại trường với 5 học sinh.

Những ngày đầu khối mới được thành lập khó khăn chồng chất khó khăn, thầy Nam kể: “Hạn chế về tầm nhìn nên việc tiếp thu kiến thức khá khó khăn. Thêm nữa, các em đa số vừa làm vừa học nên chỉ có thể đi học vào hai ngày cuối tuần. Đội ngũ giáo viên ngày đó phải thay đổi rất nhiều trong cách dạy, cách truyền tải kiến thức. Gắn kiến thức với thực tế, từ đó tạo được niềm hăng say học cho các em. Ngày đó, giáo viên trung tâm mang xoong, chảo nấu những bữa cơm trưa cho trò khiếm thị. Cơm tuy chỉ có chút rau, chút thịt, vài viên lạc nhưng ấm tình thầy trò”.

Đốm sáng giữa trời đêm - Ảnh minh hoạ 2
Học kỹ năng sống 

Thay đổi vì học trò

Thương trò khiếm thị, mến tinh thần học tập không mệt mỏi, các thầy cô của trung tâm sau những ngày đầu bỡ ngỡ, đã vừa làm vừa rút kinh nghiệm, lắng nghe ý kiến đóng góp của các trò, từ đó thay đổi phương thức truyền đạt sao cho hiệu quả.

Theo cô Lê Thu Hương, nguyên Giám đốc trung tâm, các thầy cô luôn trăn trở phải làm sao để học sinh tiếp thu được kiến thức trọn vẹn nhất. “Luôn luôn thay đổi, luôn luôn sáng tạo”, là câu khẩu hiệu ngày đó, cô Hương nhớ lại.

Bao nhiêu lớp học sinh khiếm thị trưởng thành từ ngôi trường Nguyễn Văn Tố. Người làm cán bộ hội người mù, người làm giáo viên…, tất cả đều nặng tình với mái trường và thầy cô. Bởi nơi đây không chỉ là một ngôi trường, hơn thế đó còn là một gia đình, nơi thắp ánh sáng cho những người không được tạo hóa ban tặng bằng tri thức và tình yêu. 

Các môn xã hội tuy khó nhưng học sinh khiếm thị có khả năng lắng nghe, tư duy xã hội tốt. Còn các môn tự nhiên đặc biệt là: Toán hình, Vật lý hay Hóa học, rất khó để học sinh khiếm thị tưởng tượng được. Sau nhiều đêm trăn trở, cô thực hiện ý tưởng làm tranh nổi cho học sinh khiếm thị. Từ những hình khối đơn giản như hình lập phương, thang cân đến parabol, sin cos, hình học không gian… được mô tả sinh động. Thành công của bộ tranh nổi môn Toán, cô Hương cùng đồng nghiệp trong Tổ Tự nhiên tiếp tục sáng chế những đồ dùng học tập môn Vật lý, Hóa học. Năm 2008, với phát minh đặc biệt của mình, cô đã đoạt giải Nhất cuộc thi Sáng tạo đồ dùng học tập do Bộ GD&ĐT tổ chức.

Ngoài học tập trên lớp, học sinh khiếm thị hào hứng tham gia các hoạt động định hướng nghề nghiệp, kỹ năng mềm. Đáng nhớ nhất là việc tham gia chương trình Đường lên đỉnh Olympia do nhà trường tổ chức. Đây là sân chơi bổ ích, các em khiếm thị thể hiện hiểu biết của mình ở nhiều lĩnh vực. “Từ thành công của chương trình, chúng tôi đưa thêm nhiều hoạt động để kết nối các em, đưa các em gần hơn đến cộng đồng xã hội, giúp mọi người có cái nhìn đúng hơn về năng lực của học sinh khiếm thị” - thầy Phạm Đức Nam nói.

Tác giả bài viết: Đức Nghị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2323 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2196 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập367
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm360
  • Hôm nay59,246
  • Tháng hiện tại934,182
  • Tổng lượt truy cập49,259,865
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944