Duy trì thi Giáo viên dạy giỏi như một "sân chơi giáo dục"

Thứ hai - 16/09/2019 22:53 625 0

Duy trì thi Giáo viên dạy giỏi như một "sân chơi giáo dục"

GD&TĐ - Thời gian qua, trước nhiều ý kiến khác nhau về cách thức thi và kết quả cuộc thi Giáo viên dạy giỏi (GVDG) ở các cấp học, ở từng nơi, từng lúc còn mang nặng tính hình thức, “thi dạy như trình diễn”, làm gia tăng áp lực cho đội ngũ GV; Bộ GD&ĐT đã chú ý lắng nghe, tham khảo ý kiến đội ngũ GV, chuyên gia giáo dục và đi đến xác định:

Cuộc thi GVDG ở các cấp là một hoạt động giáo dục cần thiết và quan trọng, nhất thiết phải tiếp tục duy trì, trên cơ sở tích cực rà soát, phát hiện và chấn chỉnh những khâu, những bước chưa phù hợp, nặng nề, đồng thời điều chỉnh những lệch lạc gây nên áp lực thành tích.

Từ nhận định trên, Bộ GD&ĐT đang soạn thảo Thông tư quy định công nhận GVDG các cấp học.

Trong hai phương án mà Bộ đã đưa ra lấy ý kiến của xã hội là “thi GVDG hay xét để công nhận GVDG” thì kết quả phần lớn các thầy cô muốn duy trì cuộc thi này.

Duy trì thi Giáo viên dạy giỏi như một
 Hội thi GVDG ở Trường Dự bị Đại học Dân tộc TW Nha Trang - 2019.

Thi để giao lưu, học hỏi

Qua trao đổi ý kiến, các thầy cô đều bày tỏ ý muốn nên duy trì hoạt động thi GVDG định kỳ như một “sân chơi giáo dục”, một hoạt động dạy học được đầu tư chuẩn bị chu đáo, bài bản, diễn ra định kỳ hằng năm, để các thầy cô có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau; đồng thời cũng là dịp để lan tỏa phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, góp phần tạo dựng các phong trào, hoạt động sôi nổi trong nhà trường.
Qua mỗi cuộc thi, cả GV dự thi và GV tham gia dự giờ đều có thêm kinh nghiệm, càng mạnh dạn, tự tin, chủ động hơn trong quá trình giảng dạy các tiết học trong chương trình.

Cuộc thi GVDG còn là dịp các GV trải nghiệm cách xử lý những tình huống sư phạm trong giờ thi, làm cơ sở góp ý, đánh giá tiết dạy cho đồng nghiệp. Buổi góp ý cần phải luôn nhẹ nhàng, chân tình, thoải mái mà thẳng thắn, chính xác, đúng mực, với thái độ ôn hòa, thiện chí, ấm áp tình cảm.

Người được góp ý có quyền lý giải, biện minh và thành tâm tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, để tự uốn nắn, điều chỉnh mình cho phù hợp, để những tiết thi dạy sau càng đúng quy định và đạt chất lượng, hiệu quả hơn; và làm sao sau buổi họp góp ý, rút kinh nghiệm, đánh giá giờ hội thi ấy, tình cảm đồng nghiệp, tập thể vẫn vẹn nguyên để còn “cùng nhau trông mặt cả cười”.

Đề xuất giải pháp

Duy trì thi Giáo viên dạy giỏi như một
Cuộc thi GVDG cần tiếp tục duy trì để phát hiện và  phổ biến kinh nghiệm GD bổ ích. Ảnh: INT 

Thi GVDG là một hoạt động chuyên môn sâu rộng, tập trung của tập thể sư phạm, bổ ích cho môi trường giáo dục, nên các cấp cần quan tâm xem xét cách tổ chức cuộc thi như thế nào để đạt hiệu quả ngày càng cao.

Không tạo áp lực hoặc ép buộc GV phải tham gia dự thi GVDG; không dựa vào danh hiệu GVDG để tạo thành tích cho nhà trường, mà cần tôn vinh những GV tận tâm, hiệu quả, có năng lực sư phạm mẫu mực.

Xem xét lại, cân nhắc việc có nên xóa bỏ các điều kiện dự thi: Yêu cầu duy trì bài thi kiểm tra năng lực, yêu cầu viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học...

Kết quả cuộc thi có thể được sử dụng để đánh giá, xếp loại thi đua của cá nhân, đồng thời danh hiệu GVDG là căn cứ để xem xét, thực hiện các chế độ chính sách đối với GV như khen thưởng, nâng lương, thuyên chuyển công tác...

GV cấp phổ thông tham gia thi GVDG phải dạy 1 tiết theo lịch trình giảng dạy ở tuần chuyên môn diễn ra cuộc thi. GV được bốc thăm ngẫu nhiên lớp dạy, không phải là lớp mình đang dạy, có thời gian chuẩn bị cho tiết thi dạy trong thời gian từ 3 - 7 ngày trước thời điểm thi dạy và được tổ chức tại lớp học với nguyên trạng số lượng HS của lớp. Không được dạy thử, đồng thời tiết thi dạy phải là tiết dạy lần đầu tiên được tổ chức cho HS tại lớp học đã được bốc thăm ngẫu nhiên đó.

Về phạm vi tổ chức, có lẽ chỉ nên tổ chức ở cấp cao nhất là cấp tỉnh hoặc cấp liên trường chuyên biệt trực thuộc Bộ GD&ĐT.

Tất cả mọi GV đều có thể tự nguyện đăng ký tham gia dự thi GVDG, không nhất thiết phải căn cứ vào tuổi đời hay chuẩn nghề nghiệp, hạng GV.

Cải tổ phương cách thi GVDG và cách đánh giá sao cho GV có động lực phấn đấu, tích cực, tự nguyện tham gia dự thi; trên cơ sở cần sớm xem xét, cải tổ, chấn chỉnh những khâu còn nặng tính hình thức, vô bổ, để kỳ thi trở nên thực chất và bổ ích, dần đi vào hoàn thiện.

Hy vọng rằng, dự thảo Thông tư quy định công nhận GVDG các cấp học đang được xây dựng dựa trên thực tiễn, sẽ sớm được công bố và nhận được ý kiến đóng góp rộng rãi của toàn xã hội, nhất là của chính đội ngũ GV.

Tác giả bài viết: Đỗ Thành Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1320 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2321 | lượt tải:364

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2195 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập404
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm402
  • Hôm nay38,453
  • Tháng hiện tại888,799
  • Tổng lượt truy cập49,214,482
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944