GD-ĐT là động lực then chốt để phát triển đất nước

Thứ năm - 28/01/2021 06:19 380 0
GD&TĐ - Theo dõi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, nhà giáo Lê Xuân Bột, nguyên giáo viên Ngữ văn, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng (TP Cần Thơ) rất quan tâm đến lĩnh vực GD&ĐT.
GD-ĐT là động lực then chốt để phát triển đất nước

Theo nhà giáo Lê Xuân Bột, GD&ĐT luôn được xem là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước.

Nhiều năm công tác trong ngành Giáo dục, nhà giáo Lê Xuân Bột luôn quan tâm đến những đổi mới, phát triển của ngành. Đặc biệt là việc thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.

Nhà giáo Lê Xuân Bột chia sẻ, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 29, dù đối mặt với khó khăn, nhưng đến nay kết quả đạt được rất khả quan. Theo Dự thảo văn kiện Đại hội đảng lần thứ XIII đánh giá bước đầu có hiệu quả. Trong đó, đổi mới chương trình, sách giáo khoa đã tạo nền tảng vững chắc cho đổi mới toàn diện. Đến nay, Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể đã hoàn thành; Chương trình, sách giáo khoa lớp 1 được triển khai và chuẩn bị cho lớp 2 và lớp 6.

Việc đổi mới giáo dục nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Sự quan tâm này trở thành động lực để toàn ngành Giáo dục phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Trong nhiệm kỳ vừa qua (2015 - 2020), công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT được triển khai quyết liệt và kết quả đạt được rất đáng ghi nhận.

GD-ĐT là động lực then chốt để phát triển đất nước - Ảnh minh hoạ 2
Nhà giáo Lê Xuân Bột.

Minh chứng cho sự nỗ lực chính là cơ chế, chính sách trong lĩnh vực GD&ĐT ngày càng hoàn thiện. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS. Ban hành và triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Công tác tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục ngày càng thực chất, hiệu quả hơn. Chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn đều được nâng lên, được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao…

Đây là thành quả phấn đấu cả hệ thống, đặc biệt là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp có hiệu quả của các Bộ, ngành và địa phương, sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp.

Giai đoạn 2010 - 2020 đánh dấu bước thay đổi của giáo dục Việt Nam gắn với thực hiện Nghị quyết Ðại hội XI, XII của Ðảng. Trong đó đột phá chiến lược là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân.

Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong những năm qua. Trong giai đoạn 2021 - 2025, Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT chắc chắn sẽ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành GD&ĐT. Vì ngành GD&ĐT luôn được xem là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nên cần phải phấn đấu hơn, nỗ lực hơn.

Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết là Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Do đó ngành GD&ĐT cần sự quan tâm, chung tay của các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương để triển khai thành công, hiệu quả.

Lĩnh vực GD&ĐT, quá trình đổi mới có liên quan đến từng người, từng gia đình nên luôn được xã hội quan tâm, góp ý. Do đó các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đổi mới giáo dục; các chỉ đạo, điều hành của Bộ GD&ĐT và các địa phương cần được chủ động tuyên truyền để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của người dân.

Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.

Bên cạnh đó, cần chú ý đến một số bất cập, khó khăn cần có giải pháp khắc phục như: Hệ thống trường lớp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và các khu đô thị lớn còn thiếu, xuống cấp. Xã hội hóa trong giáo dục phổ thông nhiều khó khăn. Một số cơ sở giáo dục đại học có quy mô nhỏ, chưa được chú trọng đầu tư, chất lượng đào tạo không cao. Giáo viên còn thừa, thiếu cục bộ tại một số địa phương…

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1002 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2324 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2876 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2199 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập436
  • Hôm nay56,182
  • Tháng hiện tại965,774
  • Tổng lượt truy cập49,291,457
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944