Giải pháp nâng cao chất lượng GD vùng khó

Thứ năm - 08/11/2018 23:26 794 0
GD&TĐ - Có nhiều khó khăn trong việc nâng cao chất lượng GD ở vùng khó khăn, vùng có đồng bào DTTS. Trong đó, khó khăn lớn nhất là con em đồng bào có vốn tiếng Việt không nhiều.
Giải pháp nâng cao chất lượng GD vùng khó

Đây là rào cản trong giao tiếp giữa giáo viên và trẻ mầm non, HS tiểu học, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhận thức, tiếp thu của trẻ trên lớp. Để khắc phục khó khăn này, nhằm chuẩn bị vốn tiếng Việt cho trẻ vào lớp 1, nâng cao chất lượng GD vùng khó, Bộ GD&ĐT đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Đề án tăng cường Tiếng Việt (TCTV) cho trẻ mầm non, HS tiểu học người DTTS. Sau ba năm thực hiện, Đề án đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Giải pháp đồng bộ triển khai Đề án

Đề án TCTV cho trẻ mầm non, HS tiểu học người DTTS đưa ra 4 giải pháp để thực hiện các mục tiêu, nội dung Đề án: Giải pháp truyền thông; giải pháp tăng cường học liệu, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi; xây dựng môi trường tiếng Việt; giải pháp về nâng cao năng lực đội ngũ và giải pháp xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu của Đề án.

Bộ GD&ĐT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành chính sách đãi ngộ đối với giáo viên dạy TCTV cho trẻ ở các điểm trường lẻ vùng khó khăn; xây dựng ban hành Bộ tiêu chí tổ chức xây dựng và sử dụng môi trường TCTV trong các cơ sở GDMN có đông trẻ em người DTTS; Xây dựng tài liệu hướng dẫn TCTV, tổ chức tập huấn hướng dẫn sử dụng tài liệu, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra giám sát việc thực hiện Đề án lồng ghép với kiểm tra thực hiện nhiệm vụ năm học, công tác quản lý Nhà nước, chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện chính sách phát triển GDMN.

Theo bà Nguyễn Thị Hiếu - Phó Vụ trưởng Vụ GD Mầm non (Bộ GD&ĐT), trong tổ chức kế hoạch GD thực hiện nhiệm vụ năm học, công tác TCTV được nhiều tỉnh chỉ đạo các nhà trường lồng ghép các nội dung, chủ đề phù hợp với nhu cầu cần TCTV của từng trẻ, xác định rõ mục tiêu thực hiện chuyên đề, nhiệm vụ cụ thể, tiến độ, nội dung lồng ghép tích hợp và phương pháp tổ chức TCTV cho trẻ, nâng cao tỷ lệ học 2 buổi/ngày để trẻ có nhiều cơ hội, thời gian TCTV...

Những cách làm sáng tạo

Trong truyền thông TCTV cho trẻ ở cộng đồng, các địa phương tích cực tuyên truyền ý nghĩa, mục đích, nhiệm vụ của Đề án, hướng dẫn cha mẹ trẻ thường xuyên nói chuyện, giao tiếp, chơi với trẻ; tạo cơ hội, môi trường giao tiếp tiếng Việt cho trẻ trong gia đình; Khuyến khích phụ huynh tham gia vào các hoạt động chăm sóc GD trẻ do các nhà trường tổ chức.

Nhiều trường xây dựng tốt môi trường TCTV, khuyến khích cha mẹ đọc sách cùng con tại thư viện thân thiện của trường, hướng dẫn cha mẹ lựa chọn tài liệu, sách truyện phù hợp để đọc cho con khi ở nhà; Phối hợp các đoàn thể, đơn vị bộ đội… bồi dưỡng thêm về tiếng Việt cho các bậc cha mẹ là người DTTS.

Giải pháp nâng cao chất lượng GD vùng khó - Ảnh minh hoạ 2
Được tiếp cận tiếng Việt sớm giúp trẻ em DTTS tự tin và tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn

Theo đánh giá thực hiện Đề án, để trẻ được “tắm” mình trong môi trường tiếng Việt, các địa phương có nhiều sáng tạo: Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi tại các lớp, phối hợp, khuyến khích các bậc cha mẹ trẻ cùng sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương (rau, củ, quả, hạt, vật dụng sinh hoạt, sản vật văn hóa), làm đồ dùng, đồ chơi để bổ sung, tăng cường cho các nhóm, lớp; tăng cường XHH nguồn lực để mua sắm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học.

Công tác xây dựng môi trường tiếng Việt trong và ngoài lớp học được các địa phương chú trọng thực hiện ở tất cả các nhóm lớp, kể cả các điểm lẻ vùng sâu, vùng xa. Việc rà soát, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với trẻ, điều kiện của từng địa bàn, từng điểm trường để thực hiện xây dựng môi trường TCTV ở mọi lúc, mọi nơi cho trẻ được thực hiện tốt. Một số địa phương chỉ đạo tăng cường các hoạt động học tập, trải nghiệm sáng tạo cho trẻ người DTTS.

Trong tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ, nhiều địa phương khuyến khích giáo viên học tiếng mẹ đẻ của trẻ để giao tiếp với trẻ; một số địa phương tập trung cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ tiếng DTTS, Ngữ văn quốc gia (Mông, Khmer, Bru - Vân kiều, Thái…).

Một số địa phương có chế độ hỗ trợ giáo viên khi đi học tiếng mẹ đẻ của trẻ. Trong hè và trong năm học, các sở GD&ĐT đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về hướng dẫn các trường mầm non xây dựng môi trường TCTV cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Nhiều tỉnh đạt 100% giáo viên được tham gia tập huấn, bồi dưỡng, được nâng cao về kiến thức, kỹ năng, áp dụng xây dựng môi trường TCTV…

Trẻ em DTTS mạnh dạn, tự tin giao tiếp

Cũng theo bà Nguyễn Thị Hiếu, đến thời điểm tháng 8/2018, có 99,2% trong số hơn 839.000 trẻ DTTS đến trường được TCTV, 98,1% trẻ DTTS được học 2 buổi/ngày (tăng 2,4% so với năm 2015). Tổng số GVMN dạy trẻ em người DTTS là 73.278 giáo viên, 84% GV trong số này được bồi dưỡng tiếng mẹ đẻ của trẻ để giảng dạy. 86% GV được tập huấn PPDH. Một số địa phương có biên soạn bổ sung tài liệu phù hợp với vùng miền, văn hóa cộng đồng dân tộc nơi trẻ sinh sống để TCTV cho trẻ.

Các địa phương thuộc diện Đề án triển khai đã sáng tạo trong triển khai TCTV cho trẻ mầm non. GV đã chú trọng xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt, chú trọng cho trẻ tập nói tiếng Việt trong hoạt động phát triển ngôn ngữ và lồng ghép tích hợp, mọi lúc mọi nơi; chỉ đạo lựa chọn nội dung phù hợp với đặc điểm vùng miền, tâm sinh lý lứa tuổi và dân tộc của trẻ; làm tốt công tác phối hợp với cha mẹ để xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình.

Căn cứ vào thực tiễn, các nhà trường lựa chọn nội dung cần tăng thời lượng phù hợp với đối tượng HS; Tăng cường rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong môn Tiếng Việt và trong các môn học/hoạt động GD; Tổ chức các hoạt động giao lưu tiếng Việt cho HS người DTTS; khích lệ, động viên HS tích cực học hỏi, trao đổi để tăng cường vốn tiếng Việt, hình thành khả năng giao tiếp tiếng Việt. Đặc biệt, sự mạnh dạn, tự tin trong sử dụng tiếng Việt. Trẻ được tích cực giao tiếp, làm quen với môi trường chữ viết tiếng Việt phong phú, khả năng nghe nói, tiền đọc viết phát triển tốt. Trẻ đã mạnh dạn, tự tin hơn, tích cực tham gia các hoạt động GD; nhiều em còn chủ động giao tiếp, vui vẻ khi gặp người lạ.

Tác giả bài viết: Bá Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1320 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2321 | lượt tải:364

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2195 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập389
  • Hôm nay31,362
  • Tháng hiện tại881,708
  • Tổng lượt truy cập49,207,391
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944