Giảng viên ĐH tham gia đoàn thanh tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Chọn mặt gửi vàng

Thứ bảy - 23/05/2020 06:03 276 0
GD&TĐ - Thanh tra, kiểm tra của ba cấp Bộ, tỉnh, sở được thực hiện ở tất cả các khâu của kỳ thi, tại các Hội đồng thi, điểm thi, phòng thi...của địa phương để bảo đảm tính trung thực, khách quan của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Giảng viên ĐH tham gia đoàn thanh tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Chọn mặt gửi vàng


Thông tin trên đã được Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Đức Cường nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với báo Giáo dục & Thời đại.

 Tham gia đoàn thanh tra/kiểm tra của Bộ, địa phương

- Năm nay Bộ không huy động cán bộ, giảng viên trường đại học tham gia coi thi, chấm thi. Điều này đồng nghĩa vai trò của công tác thanh tra nặng nề hơn. Ông có thể cho biết, những điểm mới trong công tác thanh tra thi năm nay?

- Thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 14/5/2020 của Chính phủ về Phiên họp tháng 4 của Chính phủ, trong đó giao cho Bộ GD&ĐT phối hợp các lực lượng chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, bảo đảm tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc và thành công; Giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tại địa phương mình. Theo đó, Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ có sự tham gia của Thanh tra cấp tỉnh.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Bộ chỉ đạo và tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra phải được tăng cường, theo nguyên tắc: Xác định rõ trách nhiệm trong công tác thanh tra/kiểm tra các khâu của kỳ thi đối với Bộ; UBND cấp tỉnh; Sở GD&ĐT (hình thức, đối tượng, nội dung, thành phần tham gia, tập huấn để thực hiện việc thanh tra/kiểm tra); Việc thanh tra/kiểm tra bảo đảm đúng quy định của pháp luật, thiết thực, hiệu quả và khả thi.

Thanh tra, kiểm tra của Bộ, tỉnh, sở thực hiện ở tất cả các khâu của kỳ thi, tại các Hội đồng thi, điểm thi, phòng thi… của địa phương.

Giảng viên ĐH tham gia đoàn thanh tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Chọn mặt gửi vàng - Ảnh minh hoạ 2
Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Đức Cường.

- Dù không tham gia coi thi, chấm thi nhưng cán bộ, giảng viên trường đại học vẫn được huy động tham gia công tác thanh tra kỳ thi. Ông có thể cho biết cụ thể hơn về vấn đề này?

- Mặc dù không huy động cán bộ, giảng viên trường đại học tham gia coi thi, chấm thi, nhưng Bộ sẽ huy động cán bộ, giảng viên đại học có đạo đức tốt, có kinh nghiệm trong công tác thi tham gia hoạt động thanh tra/kiểm tra thi ở địa phương.

Việc huy động cán bộ, giảng viên tham gia các đoàn thanh tra phải bảo đảm đúng các quy định pháp luật về thanh tra. Dự kiến có 2 nhóm khác nhau: Một số tham gia các đoàn thanh tra/kiểm tra của Bộ; Một số tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra của địa phương.

- Ngoài lực lượng thanh tra của Bộ, sở như mọi năm, sẽ có thêm lực lượng của thanh tra tỉnh. Vai trò của từng lực lượng thanh tra và sự kết nối được thể hiện như thế nào để phát huy được vai trò cao nhất trong việc bảo đảm một kỳ thi trung thực, khách quan?

- Việc thanh tra, kiểm tra của Bộ, tỉnh và sở được thực hiện trên nguyên tắc: Tránh trùng lặp giữa các cơ quan thanh tra Nhà nước trong việc tổ chức các đoàn thanh tra nhưng vẫn bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra.

Do đó, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với Thanh tra Chính phủ để chỉ đạo, hướng dẫn Thanh tra tỉnh tổ chức đoàn thanh tra/kiểm tra từng khâu của kỳ thi (chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo) phù hợp.

Bộ tổ chức thanh tra (hoặc kiểm tra) các khâu của Kỳ thi tốt nghiệp THPT tại 63 địa phương trong suốt thời gian coi thi, chấm thi (gồm các đoàn của Thanh tra Bộ, Ban Chỉ đạo thi quốc gia); Hướng dẫn Thanh tra sở thành lập các đoàn thanh tra/kiểm tra các khâu của kỳ thi.

Sở GD&ĐT tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức thanh tra/kiểm tra các khâu của kỳ thi tại địa phương. Chủ tịch UBND cấp tỉnh chủ động tổ chức thanh tra/kiểm tra công tác tổ chức thi tại địa phương.

Giảng viên ĐH tham gia đoàn thanh tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Chọn mặt gửi vàng - Ảnh minh hoạ 3
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ có sự tham gia của Thanh tra cấp tỉnh. Ảnh minh họa

Chú trọng tập huấn

- Công tác tập huấn thanh tra luôn là khâu quan trọng. Công tác tập huấn thanh tra sẽ được triển khai như thế nào để bảo đảm hiệu quả?

- Sau khi Quy chế thi được ban hành, phương án thanh tra/kiểm tra thi của Bộ được lãnh đạo Bộ phê duyệt (phương án gồm tổ chức đoàn thanh tra/kiểm tra thi của Bộ và phương án hướng dẫn tổ chức đoàn thanh tra/kiểm tra thi của địa phương), Bộ ban hành Hướng dẫn thanh tra/kiểm tra thi. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ tập huấn công tác thanh tra, kiểm tra thi. Việc tập huấn cho đội ngũ làm công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện nhiều bước.

Bước 1: Tập huấn cho lãnh đạo sở, Thanh tra sở; lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học, thanh tra nội bộ đối với các cơ sở giáo dục đại học dự kiến điều động cử người tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra.

Bước 2: Các cơ sở giáo dục đại học tổ chức tập huấn Quy chế thi, hướng dẫn thanh tra/kiểm tra thi cho cán bộ, giảng viên dự kiến điều động tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra.

Bước 3: Thanh tra Bộ tập huấn nghiệp vụ cho các thành viên tham gia các đoàn thanh tra của Bộ.

Sở GD&ĐT tập huấn nghiệp vụ cho thành viên tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra của địa phương.

Đặc biệt, năm nay, tập huấn nghiệp vụ thanh tra/kiểm tra thi bằng tài liệu điện tử (Infographic và video), có các bài test cho nội dung tập huấn, có sổ tay nghiệp vụ thanh tra thi dùng cho thành viên tham gia đoàn thanh tra. Chỉ những cán bộ, công chức, viên chức đạt yêu cầu qua các bài test mới tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra trước kỳ thi sẽ tập trung vào những nội dung nào, thưa ông?

- Trước kỳ thi, hoạt động thanh tra, kiểm tra sẽ tập trung vào một số nội dung chính: Công tác chuẩn bị thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, thành lập Hội đồng thi và các ban của Hội đồng thi; Công tác chỉ đạo, chuẩn bị và tổ chức thanh tra của tỉnh, Sở GD&ĐT; Chỉ đạo và hoàn thành chương trình cho học sinh lớp 12, đánh giá kết quả, đăng ký dự thi; Chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị tại các nơi dự kiến đặt điểm thi; Công tác chuẩn bị của Ban in sao đề thi.

- Xin cảm ơn ông!


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2327 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập447
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm444
  • Hôm nay67,936
  • Tháng hiện tại977,528
  • Tổng lượt truy cập49,303,211
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944