Giáo dục khởi nghiệp cấp THCS: Cần khung chương trình giảng dạy phù hợp

Thứ sáu - 20/08/2021 03:43 325 0
GD&TĐ - Ông Nguyễn Công Dương – Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp quận Ba Đình (Hà Nội) cho rằng:
Giáo dục khởi nghiệp cấp THCS: Cần khung chương trình giảng dạy phù hợp

Việc đưa giáo dục khởi nghiệp từ bậc THCS tạo nền tảng vững chắc cho học sinh định hướng, lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó, khơi dậy niềm đam mê, giúp các em có những trải nghiệm bổ ích.

“Nhiều em hình thành sở thích với nghề nghiệp từ nhỏ, nhưng không có người hướng dẫn, kèm cặp. Vì thế, đưa giáo dục khởi nghiệp từ sớm sẽ là đòn bẩy quan trọng, cơ hội khơi dậy niềm đam mê, định hướng rõ nét về nghề nghiệp trong tương lai cho học sinh.

Tuy nhiên, với học sinh THCS chỉ nên dừng lại ở việc hiểu biết về một ngành nghề, không nên nặng nề về việc đào tạo ngay” - ông Dương nói.

Theo thầy Nguyễn Phú Cường – Hiệu trưởng Trường THCS Lý Thường Kiệt (Long Biên – Hà Nội), giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS đối với khối 9, nhà trường đang làm rất tốt. Việc đưa giáo dục khởi nghiệp vào cần phải tính toán để các môn học không bị chồng chéo, ngược lại còn bổ trợ lẫn nhau.

“Trong hướng nghiệp sẽ định hướng nghề nghiệp, khởi nghiệp. Người học được nâng cao năng lực sáng tạo, thay đổi tư duy, phương pháp học tập, có kỹ năng xử lý vấn đề hiệu quả. Ngoài ra, học sinh còn có khả năng ứng dụng các kỹ năng về đổi mới sáng tạo trong quá trình học tập, rèn luyện. Điều quan trọng phải lồng ghép được nội dung chương trình học sao cho phù hợp” - thầy Cường nói.

Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, năm 1980, thực hiện nghị quyết của Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã đưa hướng nghiệp vào trong nhà trường ở tất cả bậc học. Hệ thống trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp cũng được thành lập, giúp học sinh có thể thực hành.

Do đó, việc đưa giáo dục khởi nghiệp vào nhà trường có thể áp dụng với bậc THCS. Nhưng tùy vào độ tuổi để đưa ra khung chương trình giảng dạy phù hợp, tránh gây áp lực nặng nề.

Giáo dục khởi nghiệp hiện tại có nhiều thuận lợi khi các nhà máy, xí nghiệp được thành lập… tạo điều kiện cho người học có thể tiếp cận quan sát và thực hành, từ đó hiểu biết hơn về ngành nghề.

“Việc đưa giáo dục khởi nghiệp vào trường học sớm sẽ giúp khơi dậy niềm đam mê, hình thành các kỹ năng, định hướng nghề nghiệp từ sớm ở học sinh. Trong tương lai, chúng ta sẽ có nguồn nhân lực dồi dào, đạt cả về chất lượng và số lượng” - PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nói.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2323 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2196 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập335
  • Hôm nay59,246
  • Tháng hiện tại924,666
  • Tổng lượt truy cập49,250,349
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944