GII 2018 xếp Việt Nam đứng thứ 18/126 quốc gia về giáo dục

Thứ sáu - 26/10/2018 19:04 526 0
GD&TĐ - Theo báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu năm 2018 (GII 2018), Việt Nam xếp thứ 18/126 quốc gia về GD. GD-ĐT cũng được nhận định có đóng góp lớn đối với tăng trưởng về ĐMST quốc gia. Đây có thể coi là thành công bước đầu rất đáng kể của toàn ngành GD sau khi triển khai Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
GII 2018 xếp Việt Nam đứng thứ 18/126 quốc gia về giáo dục

Đẩy mạnh đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học

Báo cáo GII 2018 chỉ ra một yếu tố quan trọng khiến Việt Nam đạt được thứ hạng cao về chỉ số ĐMST là sự đầu tư cho GD trong những năm gần đây. Cụ thể, Việt Nam đã đứng đầu 2 năm liền (2017 và 2018) về chi tiêu cho GD trong số các quốc gia ASEAN. Đây rõ ràng là đóng góp lớn của ngành GD đối với tăng trưởng về ĐMST quốc gia khi chi tiêu cho GD tính theo GDP là 5,7% - xếp thứ 29/126.

Sự đầu tư cho GD không chỉ thể hiện ở việc đẩy mạnh chi tiêu chung, mà đặc biệt thể hiện qua việc đẩy mạnh hoạt động đào tạo nguồn nhân lực gắn với nghiên cứu khoa học (NCKH). Ngay từ 2016, chủ trương này được Bộ GD&ĐT quan tâm chỉ đạo triển khai ở tất cả các trường ĐH, nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng GD ĐH của Nghị quyết 29-NQ/TW.

Sau hơn 4 năm thực hiện yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyên gia GD của Nghị quyết 29, số lượng, chất lượng các nhà khoa học đều tăng. Điều này thể hiện qua số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ tăng dần qua các năm. Cụ thể, từ 2012 tới 2017, số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng từ 14,4% lên 21,8%, giảng viên có trình độ thạc sĩ tăng từ 47% lên 59,4% qua các năm. Đồng thời, giảng viên có trình độ khác giảm dần cả về con số tuyệt đối lẫn tỉ lệ % (giảm từ 38,6% xuống còn 18,6%).

Ngành GD đang sở hữu một lực lượng dồi dào các nhà khoa học trình độ cao hơn hẳn so với các ngành khác trong cả nước (chiếm hơn 50%) với nguồn nhân lực chất lượng cao (PGS, GS, TS). Đặc biệt, hơn hẳn nguồn nhân lực chất lượng cao tại các viện nghiên cứu và các tổ chức KHCN. Các nhà khoa học trong ngành GD đã có nhiều đóng góp cho phát triển GD, KT-XH, đạt được nhiều giải thưởng cao quý quốc tế và quốc gia.

Số công bố quốc tế tăng mạnh

Một trong số các mục tiêu quan trọng nhất của GD nói chung, GD ĐH nói riêng là hoạt động NCKH. Hoạt động NCKH được thể hiện thông qua số lượng NCKH của các cơ sở GD ĐH, qua các thông bố quốc tế và khả năng ứng dụng thực tiễn. Số lượng các công bố, đặc biệt là công bố quốc tế và ảnh hưởng khoa học thể hiện qua mức độ được trích dẫn tăng mạnh, góp phần cải thiện vị thế của các cơ sở GD ĐH Việt Nam trong bảng xếp hạng các trường ĐH thế giới.

Chỉ số ĐMST của Việt Nam trên bảng xếp hạng toàn cầu theo báo cáo của WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới) liên tục thăng hạng trong những năm gần đây. Cụ thể Việt Nam xếp thứ 71 năm 2014; 59 năm 2016; 47 năm 2017 và 45 năm 2018. Đây là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đạt được từ trước tới nay và có thể nói là cột mốc đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc về các hoạt động ĐMST quốc gia. Nếu so sánh với thứ hạng GDP thì xếp hạng ĐMST quốc gia của Việt Nam có sự vượt trội hơn hẳn.

Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (ĐHQG Hà Nội), năm 2013, trước khi có Nghị quyết 29, tổng công bố quốc tế của Việt Nam hết sức khiêm tốn, ở mức 2.309 bài. Sau Nghị quyết 29, tính từ 2017 - 6/2018, chỉ tính riêng công bố quốc tế của 30 trường ĐH hàng đầu Việt Nam, đã đạt 10.515 bài, bằng tất cả công bố trên toàn quốc giai đoạn 5 năm 2011 - 2015.

Năm 2018, có 2 trường ĐH Việt Nam vào top 1.000 trường ĐH trên thế giới theo xếp loại của QS. Tổ chức GD Quacquarelli Symonds (QS) (Anh) vừa công bố kết quả bảng xếp hạng QS ASIA 2018 - 2019 cho 505 trường ĐH hàng đầu châu Á.

Theo đó, Việt Nam có thêm 1 trường ĐH lọt vào top 500 châu Á, nâng số lượng trường của Việt Nam lọt top này lên 7 trường. Trong đó, ĐHQG Hà Nội xếp thứ nhất trong các trường ĐH Việt Nam với vị trí 124; ĐHQG TPHCM (thứ 2), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ở vị trí thứ 3, kế đến là Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Cần Thơ, ĐH Đà Nẵng và ĐH Huế.

Bên cạnh đó, năm 2010, theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trong 56.000 cán bộ giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ chỉ có khoảng 1.100 giảng viên (chiếm 3%) tham gia NCKH và rất ít giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu. Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 29, theo Báo cáo khoa học và công nghệ, Việt Nam 2016, khu vực các trường ĐH đóng góp hơn 50% tổng số nhân lực khoa học công nghệ (KHCN) trong cả nước.

Tính đến hết năm 2017, trong các cơ sở GDĐH đã có 945 nhóm nghiên cứu. Đây là những kết quả rất tích cực, có tác động nâng cao năng lực nghiên cứu giảng dạy của các trường ĐH, thúc đẩy GDĐH Việt Nam hội nhập với GDĐH quốc tế. Đồng thời qua đó, góp phần đưa KHCN vào cuộc sống thông qua các hoạt động NCKH của HSSV và giảng viên trẻ.

GII 2018 xếp Việt Nam đứng thứ 18/126 quốc gia về giáo dục - Ảnh minh hoạ 2
Các cơ sở GD ĐH không ngừng được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. (Ảnh: Giờ thực nghiệm của SV Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM)

Mạng lưới tổ chức KHCN trong các cơ sở GDĐH phong phú, đa dạng

Tiềm lực KHCN của các trường ĐH cũng được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng, cũng như loại hình các tổ chức KHCN. Đi cùng với các tổ chức KHCN là hệ thống các trang thiết bị cho hoạt động thực hành, thực nghiệm, nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm. Mạng lưới các tổ chức KHCN trong các cơ sở GDĐH được hình thành phong phú, đa dạng về loại hình.

Giai đoạn 2011 - 2016, Bộ GD&ĐT đầu tư gần 292 tỷ đồng cho 46 dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, trung bình mỗi dự án được đầu tư xấp xỉ 6,4 tỉ đồng.

Các dự án này tập trung tăng cường trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm, nhằm có khả năng tạo sản phẩm ứng dụng, phục vụ phát triển KT-XH như: Phòng công nghệ vi chế tạo MEMS, Phòng thí nghiệm chẩn đoán bệnh động vật, Phòng thí nghiệm và kiểm định công trình, Phòng thí nghiệm chế phẩm sinh học, Phòng thí nghiệm kỹ thuật nền móng công trình, Phòng thí nghiệm kỹ thuật in...

Theo thống kê từ gần 150 trường ĐH trong toàn hệ thống, số lượng các tổ chức KHCN đã đăng ký hoạt động và chưa đăng ký hoạt động của các trường ĐH trong toàn ngành GD tương đối lớn, lên đến 1.413 tổ chức/142 trường ĐH được điều tra.

Hệ thống phòng thí nghiệm, đặc biệt là phòng thí nghiệm công nghệ cao của các trường ĐH kỹ thuật đã và đang được đầu tư mới bằng các nguồn vốn trong nước và ngoài nước. Quá trình chuyển giao KHCN của các nhóm nghiên cứu đã thu hút đầu tư của các doanh nghiệp cho phát triển các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu trong các trường ĐH, đặc biệt đối với các trường ĐH thuộc khối kỹ thuật…

Có thể thấy, cùng với việc thăng hạng trên các bảng xếp hạng trường ĐH của quốc tế, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên, tốc độ tăng cường NCKH gắn với đào tạo là những chỉ số minh chứng về chất lượng, vị thế của GDĐH Việt Nam đã có những bước chuyển mình rất đáng kể, hội nhập sâu hơn với GDĐH thế giới, tăng cường chất lượng, năng lực đào tạo gắn với KHCN để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế.

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2327 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập448
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm447
  • Hôm nay91,591
  • Tháng hiện tại1,001,183
  • Tổng lượt truy cập49,326,866
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944