Hệ thống GD mở phải thâm nhập, thẩm thấu vào nền GD truyền thống

Thứ tư - 16/05/2018 02:31 487 0
GD&TĐ - Sự cần thiết cũng như yêu cầu về người thầy, yêu cầu về chính sách cho một nền giáo dục mở được GS Trần Hồng Quân – Chủ tịch Chủ tịch hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chia sẻ tại hội thảo khoa học cấp quốc gia “Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ, hội nhập quốc tế” tổ chức sáng nay (16/5), tại Hà Nội.
Hệ thống GD mở phải thâm nhập, thẩm thấu vào nền GD truyền thống

Theo GS Trần Hồng Quân, hệ thống giáo dục mở không phải là một hệ thống khác, xuất hiện như sự bổ sung, đứng cạnh giáo dục truyền thống mà phải thâm nhập, thẩm thấu vào nền giáo dục truyền thống; yếu tố mở nằm trong toàn bộ hệ thống giáo dục, kể cả trong các cơ sở đào tạo truyền thống.

Nói ngắn gọn, tất cả các giải pháp của nền giáo dục tạo ra cơ hội được tiếp cận với giáo dục rộng rãi cho tất cả mọi người, tạo cơ hội cho người học có thể lựa chọn phương thức học thích hợp với điều kiện cá nhân mình, từ mục tiêu đào tạo, chương trình, lựa chọn trường học, thời gian học liên tục hay gián đoạn, lựa chọn tốc độ hoàn thành chương trình, thậm chí lựa chọn cả thầy giáo…

Trong quá trình đó, người học có thể tùy chỉnh nội dung thích hợp theo yêu cầu riêng. Sự tự chủ của người học là rất cao, tạo điều kiện cho việc cá nhân hóa giáo dục.

Cách giao quyền tự chủ cao trong tự học cũng là rèn học sinh trở thành con người tự chủ, có tư duy độc lập, có thói quen hoài nghi khoa học và phản biện. Tránh được cách đào tạo con người như công cụ, phục tùng một cách thụ động, không có bản sắc riêng, không dám nghĩ khác.

Hệ thống GD mở phải thâm nhập, thẩm thấu vào nền GD truyền thống - Ảnh minh hoạ 2

Đưa nhận định này, GS Trần Hồng Quân đồng thời cho rằng, yêu cầu với người thầy cũng phải khác. Theo đó, với giáo dục mở, người thầy không thể là một “nhà truyền giáo”, áp đặt kiến thức, buộc học sinh phải thừa nhận và không được nói khác, không kiểm chứng mà là hướng dẫn, gợi ý cho học sinh chinh phục các kiến thức.

Giáo dục mở cũng đòi hỏi về mặt quản lý phải có nhiều thay đổi. Cần thiết kế hành lang pháp lý tương đối chặt, nhưng vẫn đủ rộng, còn chừa không gian cho các cơ sở giáo dục, thầy giáo tùy biến theo hướng tối ưu hóa trong phạm vi nhiệm vụ của mình. Cố gắng đừng có sự áp đặt theo kiểu chân nào cũng ép cho vừa với đôi giầy mà phải biết thừa nhận sự tùy biến, ứng vạn biến để đảm bảo cái bất biến là chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Vậy nên làm gì để thể phát triển giáo dục mở? GS Trần Hồng Quân cho rằng, đầu tiên cần phải quán triệt NQ 29-NQ/TW, đặc biệt là khâu xây dựng nền giáo dục mở; phải tổ chức nghiên cứu để cụ thể hóa nội dung mà Nghị quyết 29 nêu ra, xây dựng thành chương trình hành động, tổ chức triển khai thí điểm.

Tiếp đó cũng nên rà soát lại những quy định về quản lý, kể cả vấn đề liên quan đến luật pháp, pháp quy để tháo gỡ, tạo điều kiện cho giáo dục mở phát triển.

Nên bắt tay vào xây dựng và phát triển các trung tâm tài nguyên học tập; tiếp thu nét văn hóa mới là chia sẻ và liên kết một cách hào hiệp mà hiện nay trên thế giới đã có. Nhiều trường đại học lớn trên thế giới đưa hàng ngàn giáo trình trên mạng và cho sử dụng miễn phí. Chúng ta nên sớm xây dựng một nền giáo dục mà ở đó người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn riêng có thể học được.

Cuối cùng, GS Trần Hồng Quân nhấn mạnh đến những giải pháp kiểm soát chất lượng. “Kiểm soát chất lượng là yêu cầu không thể thiếu khi xây dựng nền giáo dục mở” – nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.

Hệ thống GD mở phải thâm nhập, thẩm thấu vào nền GD truyền thống - Ảnh minh hoạ 3
Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ, hội nhập quốc tế” 

Sáng nay (16/5), Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội; Bộ GD&ĐT, Hiệp hội Vì giáo dục mọi người Việt Nam và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia “Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ, hội nhập quốc tế.

Tham dự hội thảo có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Chủ tịch hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Hồng Quân; Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cùng các chuyên gia, nhà khoa học.

Hội thảo đề cập đến một chủ đề khá rộng, có những vấn đề mang tính học thuật, có những vấn đề mang tính thực tiễn, tính dự báo, có những vấn đề mang tính thời sự cấp bách; xoay quanh 6 nhóm vấn đề: khái niệm giáo dục mở, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục mở; tài nguyên giáo dục mở; giáo dục mở và xây dựng xã hội học tập; các vấn đề khác có liên quan.

Những vấn đề này góp phần nhận thức sâu sắc, trên cơ sở khoa học và thực tiễn các chủ trương, quan điểm của Đảng về giáo dục mở, mà trọng tâm là Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2323 | lượt tải:365

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2196 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập384
  • Hôm nay59,246
  • Tháng hiện tại915,410
  • Tổng lượt truy cập49,241,093
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944