Hoàn thiện quy định xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT: Động lực để nhà giáo tăng “lửa” nghề

Thứ ba - 14/12/2021 07:27 219 0
GD&TĐ - Bộ GD&ĐT đang triển khai lấy ý kiến dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 27 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT đã bộc lộ những bất cập.
Hoàn thiện quy định xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT: Động lực để nhà giáo tăng “lửa” nghề

Những nội dung đề xuất sửa đổi đang nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của đông đảo nhà giáo, cán bộ quản lý các cấp bậc học.

Đề xuất mới cho danh hiệu NGND, NGƯT

Về đối tượng xét tặng, dự thảo Nghị định thay thế đưa ra đề xuất cụ thể là những nhà giáo trực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy, bao gồm giáo viên (GV), giảng viên… Đối với cán bộ quản giáo dục lý (CBQLGD) và cán bộ nghiên cứu giáo dục chia thành 2 đối tượng: CBQL cơ sở giáo dục và CBQL tại cơ quan quản lý giáo dục.

Trong cách tính quy đổi thời gian CBQL cơ sở giáo dục tham gia giảng dạy, dự thảo đề xuất cách tính thời gian trực tiếp giảng dạy đủ định mức tối thiểu về quy định chế độ làm việc của nhà giáo theo quy định của pháp luật được tính cộng dồn thời gian trực tiếp giảng dạy.

Một số nguyên tắc và điều kiện xét tặng, cách quy đổi mới theo dự thảo cũng đáng lưu ý như: Danh hiệu GV, giảng viên giỏi được tính tương đương danh hiệu chiến sĩ thi đua cùng cấp.

Thành viên của 2 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nào được tính là chủ trì 1 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp đó. Và sự quy đổi chỉ áp dụng cho đối tượng xét tặng danh hiệu NGƯT, không áp dụng cho đối tượng làm việc ở các cơ sở giáo dục đại học và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu ở cơ quan quản lý giáo dục…

Đặc biệt, dự thảo thay đổi Nghị định 27 cũng đề xuất cá nhân sẽ không được sử dụng thành tích đã được xét tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước (thầy thuốc, nghệ sĩ, nghệ nhân nhân dân, ưu tú) để đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT. CBQLGD được bổ nhiệm dưới 1 năm chỉ đề nghị xét tặng theo tiêu chuẩn của nhà giáo.

Dự thảo ưu tiên nhà giáo, CBQLGD công tác tại vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn; Bổ sung ưu tiên nhà giáo, CBQLGD giảng dạy, giáo dục học sinh khuyết tật. Đối với số phiếu của hội đồng xét tặng NGND, NGƯT, dự thảo đề xuất giảm tỷ lệ phiếu từ 90% xuống 80% như xét tặng NSND, NSƯT...

Hoàn thiện quy định xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT: Động lực để nhà giáo tăng “lửa” nghề - Ảnh minh hoạ 2
Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 27 đề xuất ưu tiên đối với CBQL, GV làm công tác trong điều kiện KTXH khó khăn. Ảnh: TG

Hoàn thiện Nghị định xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT

Nghị định thay thế Nghị định số 27 về xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT đi vào thực tiễn, đáp ứng nguyện vọng của đa số nhà giáo và CBQLGD là mong muốn chung.

Ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai, bày tỏ sự nhất trí cao về các quy định chung, hội đồng xét tặng, quy trình, hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT; tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT… tại dự thảo Nghị định.

Tuy nhiên, với tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NGƯT tại dự thảo Nghị định, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai đưa ra đề xuất thay đổi, bổ sung một số nội dung. Cụ thể như, dự thảo Nghị định quy định: “CBQL cơ sở giáo dục tham gia giảng dạy đủ định mức tối thiểu về quy định chế độ làm việc của nhà giáo theo quy định của pháp luật được tính cộng dồn thời gian trực tiếp giảng dạy” cần làm rõ cách cộng dồn như thế nào? Bao nhiêu năm làm CBQL được tính cộng dồn là 1 năm giảng dạy?

Và nên sửa đổi là: “CBQL cơ sở giáo dục tham gia giảng dạy đủ định mức tối thiểu theo quy định của pháp luật được tính cộng dồn vào thời gian trực tiếp giảng dạy. 5 năm làm công tác quản lý được tính là 1 năm làm công tác giảng dạy”.

Hoặc nội dung quy định tại Điều 11 của Nghị định “CBQLGD có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy tiếp nuôi dạy, giảng dạy” sẽ khó cho các CBQL ở các tỉnh vùng cao, vùng dân tộc thiểu số. Nên sửa đổi thời gian lên lớp trực tiếp từ 10 năm còn 7 năm.

Theo ông Dũng, thực tế ở vùng cao GV thường xuyên chuyển vùng công tác về nơi thuận lợi/về quê khi họ đã đủ các điều kiện theo quy định (3 năm đối với nữ, 5 năm đối với nam). Và những GV trẻ có năng lực, chuyên môn tốt, tâm huyết thường 5 năm đã bổ nhiệm CBQL để đảm bảo yêu cầu quản lý các nhà trường đồng thời cũng để tạo động lực cho các nhà giáo gắn bó lâu dài với giáo dục vùng cao…

NGƯT Nguyễn Hoàng Vân, Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy (Ninh Bình), bày tỏ sự nhất trí với các nội dung đề xuất của dự thảo. Trên phương diện của người đã trải qua xét tặng danh hiệu NGƯT, cô Vân nhận thấy nguyên tắc và điều kiện xét tặng, cách quy đổi mới của danh hiệu GV, giỏi được tính tương đương danh hiệu chiến sĩ thi đua cùng cấp, trong đó 2 lần đạt danh hiệu GV giỏi THPT cấp trường được công nhận tương đương 1 lần chiến sĩ thi đua cơ sở mà dự thảo Nghị định đưa ra là hợp lý.

Bởi lẽ cách quy đổi này sẽ ghi nhận và khuyến khích GV phấn đấu, nỗ lực trong công tác theo từng năm và ngay từ cấp trường. Và khi bình xét danh hiệu NGƯT, GV chưa có danh hiệu thi đua cấp cơ sở nhưng có danh hiệu GV giỏi cấp trường có thể linh hoạt thay thế tương đương, tránh thiệt thòi cho GV về tiêu chí.

Đối với số phiếu của hội đồng xét tặng NGND, NGƯT theo dự thảo sẽ giảm tỷ lệ từ 90% xuống 80%, cô Vân cũng đánh giá là phù hợp bởi những nhà giáo đã vào vòng xét tặng của hội đồng thì cơ bản đều có thành tích, năng lực, chuyên môn cao. Nếu chỉ vì số phiếu vòng hội đồng thấp hơn một chút so với yêu cầu 90% là không đạt thì sẽ thiệt thòi cho nhà giáo.

Cô Phạm Thị Kim Nga, Hiệu trưởng Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) bày tỏ nhất trí cao với những nội dung được dự thảo đưa ra đề xuất sửa đổi. Theo cô Nga, việc dạy học cho học sinh khuyết tật mang tính đặc thù cao. Nếu các tiêu chí xét tặng NGƯT đưa ra cho CBQL, GV dạy học sinh khuyết tật cũng tương đương như GV dạy học sinh bình thường và không được hưởng chính sách ưu tiên thì CBQL, GV dạy học sinh khuyết tật sẽ thiệt thòi khi đưa ra xét tặng danh hiệu NGƯT.

Cô Nga đánh giá, sự ưu tiên với CBQL, GV dạy học sinh khuyết tật sẽ mang tính động viên, khuyến khích để đội ngũ nhà giáo làm tốt hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình. Đối tượng ưu tiên xét tặng NGƯT sẽ không chỉ “bó hẹp”, với nhà giáo CBQL, GV công tác tại vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn; tăng cơ hội cho CBQL, GV dạy học sinh khuyết tật được công nhận, vinh danh… 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2323 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2875 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2197 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập434
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm429
  • Hôm nay59,246
  • Tháng hiện tại942,808
  • Tổng lượt truy cập49,268,491
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944