Học làm chủ cảm xúc

Thứ hai - 10/06/2019 01:00 469 0

Học làm chủ cảm xúc

GD&TĐ - Cảm xúc, hành vi ứng xử và phương pháp dạy học của giáo viên (GV) đóng vai trò quan trọng đối với kết quả học tập và sự phát triển nhân cách của học sinh (HS). Tuy nhiên, trong thực tiễn vẫn xảy ra không ít những vụ việc GV có cách hành xử chưa đúng mực, mất tự chủ, gây tổn thương đến tinh thần, thể chất của HS. Bên cạnh bồi dưỡng về chuyên môn, đạo đức… thì giúp GV quản lý cảm xúc trong quá trình dạy học cũng vô cùng cần thiết.

Thầy cô là “thần tượng”

TS Lê Thị Mỹ Dung – Khoa Tâm lý Giáo dục – Trường ĐHSP – ĐH Đà Nẵng khẳng định: Với HS tiểu học (TH), cảm xúc là một yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả học tập và GV là nhân tố quan trọng thỏa mãn về mặt cảm xúc của các em. Cách ứng xử, cảm xúc và phương pháp dạy học của GV đóng vai trò quan trọng đối với xúc cảm và kết quả học tập của HS. Thầy cô là “thần tượng” của trẻ nên thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp với GV là yếu tố quyết định sự bình yên hay không bình yên về mặt tình cảm của HS TH.

Sự đồng ý hay khen ngợi của GV đủ để bảo đảm cho HS thỏa mãn về cảm xúc, bởi GV chính là người đưa ra những quy tắc nhất định của hành vi và ngăn chặn mọi lệch lạc, vi phạm những quy tắc đó. Ngoài ra, GV là người thường xuyên đánh giá mọi công việc của HS, nhất là học tập. Những đánh giá này của GV lại là cơ sở quan trọng quyết định vị thế xã hội của HS trong tập thể lớp và các mối quan hệ với bạn cùng lớp.

Vấn đề nóng của giáo dục hiện nay là xảy ra những việc liên quan tới GV TH gây bức xúc dư luận xã hội và đau đầu các cấp quản lí như: Cô giáo đánh, tát, bịt miệng trẻ; thầy giáo cưỡng bức HS; cô giáo yêu cầu lớp trưởng hoặc nhiều HS trong lớp đánh hoặc tẩy chay một bạn trước lớp… Tất cả hành động đó đều xuất phát từ thực trạng là GV đã không biết quản lý cảm xúc của bản thân, gây ra cho HS những hậu quả nặng nề đáng tiếc và đau lòng.

Chính vì vậy, việc GV TH rèn luyện để có kĩ năng tự quản lí cảm xúc, biết kiểm soát, biết điều chỉnh những xúc cảm chưa chuẩn mực, biết phát huy những xúc cảm tích cực nhằm tạo mối quan hệ thân thiết, đồng cảm, chia sẻ với HS nhằm giúp các em phát triển toàn diện ngày càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Quản lý cảm xúc cách nào?

Học làm chủ cảm xúc - Ảnh minh hoạ 2
Cảm xúc của GV tác động lớn đến kết quả học tập và tâm lý HS. Ảnh Đức Trí

Tỉ lệ GV có biểu hiện xúc cảm và phản ứng tiêu cực (ánh mắt lạnh lùng, quát, mắng, lờ đi, giơ nắm đấm, chỉ tay, đánh…) còn không ít. Điều này gây nên các phản ứng tiêu cực, không tốt về phía HS. GV thường có xu hướng phàn nàn về hoàn cảnh gia đình và văn hóa – xã hội là nguyên nhân gây khó khăn học tập cho HS của họ. GV thường quy những vấn đề về học tập do sự yếu kém của HS hơn là do sự khiếm khuyết về phương pháp dạy học, chương trình hoặc mối quan hệ thầy trò.

GV thường cho rằng, những HS này “chậm”, mất trật tự và thiếu động cơ học tập. Họ xác định nguyên nhân của những vấn đề trên thường xuất phát từ “hoàn cảnh gia đình nghèo” hoặc “gia đình không quan tâm, hỗ trợ”. GV có định kiến, chưa đồng cảm với những khó khăn mà HS gặp phải, dễ dàng biểu hiện xúc cảm tiêu cực (tức giận, thờ ơ…) đối với những HS này.

Từ thực tế giáo dục đưa ra khẳng định: Việc làm chủ cảm xúc của GV TH rất quan trọng trong việc tạo ra bầu không khí tích cực trong lớp học, giúp HS cảm nhận được sự ấm áp, tin tưởng, tôn trọng và an toàn…

TS Lê Thị Mỹ Dung đã chỉ ra hàng loạt biện pháp giúp GV TH phát triển kĩ năng tự quản lý cảm xúc. Trước hết cần rèn luyện kĩ năng nhận dạng cảm xúc của HS. GV cần nắm được trạng thái tâm lí HS đang có tại thời điểm tình huống sư phạm xảy ra, đồng thời tìm hiểu nguồn gốc sâu xa của tâm trạng tiêu cực HS đang có. GV cần tinh tế trong việc xác định chính xác tâm trạng của HS lúc đó để tự điều chỉnh xúc cảm của mình cho phù hợp, không thể quát mắng hay trách tội, phạt HS đó mà cần chia sẻ động viên HS…

Tự điều chỉnh xúc cảm của bản thân thông qua việc hình thành một số phản xạ có điều kiện cũng là biện pháp tốt để GV quản lí cảm xúc. Ví dụ, GV có thể tự ra quy ước cho chính bản thân mình như mỗi khi bước chân vào cổng trường thì luôn mỉm cười, tạm thời rũ bỏ những ức chế, buồn phiền bên ngoài. Lúc đầu có thể gượng gạo và chưa quen, nhưng lâu dần nó sẽ thành thói quen và mỗi khi tới trường đều mỉm cười. Điều này sẽ khiến cho tâm trạng của GV tốt hơn, người tiếp xúc với GV cũng cảm thấy vui vẻ, thân thiện hơn. Rèn luyện thói quen này sẽ có tác dụng hai chiều theo hướng tích cực.

Cùng đó, GV cần có phương pháp chuyển hướng hoạt động. Khi có cảm xúc không mong muốn, GV nên chuyển hướng từ hoạt động gây xúc cảm không mong muốn sang hoạt động khác. Thay đổi môi trường, đối tượng, hoạt động cũng khiến cho tâm trạng của GV thay đổi theo.

Luyện tập cách chia sẻ và lắng nghe cũng là phương pháp hiệu quả giúp GV quản lý cảm xúc bởi đối với GV nói riêng và con người nói chung, việc lắng nghe ý kiến góp ý, đắc biệt là những góp ý về mặt yếu của bản thân, đều cảm thấy không thoải mái, dễ gây ức chế. Cho nên, muốn tự điều chỉnh được xúc cảm thì GV cần thiết phải học cách lắng nghe và chia sẻ ý kiến, quan điểm của bản thân thông qua việc lắng nghe và chia sẻ với những người thân cận, người đáng tin cậy. Khi lắng nghe và chia sẻ thì luôn luôn chú ý tới xúc cảm của bản thân để kiềm chế…

Tham gia vào các khóa học về kĩ năng kiểm soát xúc cảm, kĩ năng ứng xử, giao tiếp cũng vô cùng cần thiết giúp GV quản lý cảm xúc hiệu quả hơn. Bởi những khóa học này không chỉ tăng cường thêm tri thức, đồng thời giúp GV có được cách thức cơ bản trong việc tự điều chỉnh và kiểm soát xúc cảm của bản thân, thông qua các bài tập của chương trình học….

Ngoài ra, GV cần cân bằng cảm xúc thông qua việc luyện tập thể dục thể thao, yoga, thiền; Điều chỉnh thay đổi của cơ thể như tập hít sâu, thay đổi tư thế, cử chỉ…

Tổng hợp kết quả của một số nghiên cứu gần đây cho thấy, GV tiểu học có kĩ năng tự quản lý cảm xúc trong quá trình giảng dạy ở trên lớp chưa tốt. Thiếu kiểm soát cảm xúc trước hành vi không phù hợp với HS. Đồng thời có khuynh hướng khá nhất trí giữa kết quả đánh giá của HS với kết quả tự đánh giá của GV ở một số biểu hiện tự điều chỉnh xúc cảm. Vấn đề quản lý cảm xúc cần được nhà trường và bản thân GV quan tâm sát sao và có sự điều chỉnh cần thiết. 

Tác giả bài viết: Đức Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1002 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2324 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2876 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2199 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập431
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm430
  • Hôm nay53,083
  • Tháng hiện tại962,675
  • Tổng lượt truy cập49,288,358
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944