Học trải nghiệm "Dạo chơi qua các miền văn hóa"

Thứ tư - 02/05/2018 04:07 586 0
GD&TĐ - Được mở mang tri thức qua những tiết giảng văn sinh động, các em HS còn có thêm cơ hội bồi đắp tình yêu quê hương đất nước qua buổi ngoại khóa văn học mang tính tập thể. Đó là tiết học trải nghiệm thực tế với tên gọi "Dạo chơi qua các miền văn hóa" do Trường THPT Phước Long, Q.9, TPHCM tổ chức vào đầu tháng 4 năm 2018.
Học trải nghiệm "Dạo chơi qua các miền văn hóa"

Bài học ngày chủ nhật

Mặc dù là ngày chủ nhật nhưng cổng Trường THPT Phước Long vẫn mở rộng ngay từ sáng sớm để chào đón HS khối 12 đến tham gia buổi ngoại khóa mà các em háo hức chờ đợi từ lâu. Chỉ sau nửa tiếng đồng hồ, hội trường đã tràn ngập một không gian văn hóa đậm bản sắc vùng đất đại ngàn Tây Nguyên.

Đây là dịp may hiếm có để khách dự chiêm ngưỡng các sản phẩm văn chương và nghệ thuật do chính bàn tay của HS “nhào nặn” nên và được trình làng trước khi tiết học “mở màn”. Bên cạnh các tập kỷ yếu bày biện gọn gàng và đẹp mắt, một lối đi thu hút mọi người bằng những hình vẽ trên bảng mà họa sĩ không ai khác chính là các em HS năm cuối.

Như tên gọi của tiết ngoại khóa, các sản phẩm đều hướng tới không gian văn hóa dân tộc Tây Nguyên làm gợi nhớ đến những tác phẩm văn học vừa học trong chương trình văn học hiện đại lớp 12.

Với từng nét vẽ mang tính ước lệ, sản phẩm của lớp 12A2 giới thiệu vùng đất Tây Nguyên với mái nhà rông cao tựa cây xà nu, thanh thoát nhưng vững chãi. Vài nét chấm phá về con đường đất đỏ lượn vòng trên đồi núi có đàn voi nối đuôi nhau càng làm cho bức tranh đậm đà sắc màu cao nguyên.

Nhìn ngọn lửa cháy bằng nét phấn màu, người ngắm tranh như nghe được cả tiếng cồng chiêng của mấy trai làng vận khố thả từng âm thanh vào không gian đại ngàn nắng gió...

Học trải nghiệm

Nhìn vào bức tranh phác họa cảnh sông nước của lớp 12A1, người xem liên tưởng ngay đến vùng sông nước Tây Nam bộ với phiên chợ nổi tấp nập xuồng ghe bên bóng cây dừa xanh mát. Thấp thoáng đằng sau vườn cây sum suê trái ngọt là ngôi chùa cổ kính của đồng bào Khơ - me và mùi thơm của những cánh sen hồng như thoang thoảng đâu đây.

Một bức tranh khác, dù nếu không chú thích thì người thưởng lãm vẫn đoán ra được, đó là vẽ về vùng đất Tây Bắc xinh đẹp với ruộng bậc thang như chiếc váy xòe của cô sơn nữ. Chưa học bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu với câu thơ: “Nhớ người mẹ nắng cháy lưng/ Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” thì người “họa sĩ áo trắng” của lớp 12 khó mà bắt được cái hồn như thế. Có thể coi đây là bản thu hoạch bằng nét cọ của học sinh qua các tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Tây Tiến (Quang Dũng), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)… trong chương trình học kỳ 1 của lớp 12.

Kết nối với bài học ở góc nhìn cao hơn

Với vai trò trung tâm là các em HS, thầy cô chỉ là người đứng bên lề định hướng, tiết học giúp các em có cơ hội tiếp cận kiến thức một cách chủ động, tích cực, sáng tạo. Những hình thức học tập sinh động, hấp dẫn, thú vị như thế này đã tiếp thêm lửa để người học không chỉ đam mê khám phá mà còn sáng tạo cả văn chương. Đây cũng là một con đường mới mẻ giúp HS hiểu thêm về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, văn học và cuộc sống; cảm nhận được sâu sắc hơn đặc trưng văn hóa vùng miền trên khắp đất nước.
Học trải nghiệm

Đằng sau thành công của tiết học là công sức của thầy cô bỏ ra từng giờ từng ngày. Nhìn vào bảng phân công chuẩn bị của ban tổ chức mới thấy có bao việc phải làm để kế hoạch kịp tiến độ: từ khâu soạn câu hỏi và đáp án đến chuẩn bị nội dung chương trình và các chuyện phía sau hậu trường như âm thanh, máy chiếu, sân khấu… Với sự làm việc đồng bộ, 9 thành viên trong tổ đã có sự đoàn kết thống nhất từ khâu lên ý tưởng cho đến khi thực hiện để có chung một tiếng nói với người chỉ huy “dàn nhạc”- Tổ trưởng chuyên môn Nguyễn Thị Hà.

Nhóm thắng cuộc mang về các phần thưởng tuy giá trị vật chất mang tính tượng trưng nhưng về mặt tinh thần, động viên cổ vũ thì vô giá. Sau những ngày học bài vùi đầu căng thẳng, các em lại có những phút giây thư giãn sảng khoái cùng đồng đội với tinh thần “vui - học, học - vui”.

Đây cũng là cơ hội để các đội nhóm giao lưu, sinh hoạt tập thể ngoài giờ học trong lớp, qua đó mở rộng tinh thần đoàn kết, thân ái, hỗ trợ nhau trong học tập. Không chỉ trưởng thành về kiến thức các em còn lớn khôn hơn về nhận thức và các kỹ năng sinh hoạt tập thể trong vai trò người dẫn chương trình, nói chuyện trước đám đông.

Tác giả bài viết: Ngọc Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2323 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2196 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập377
  • Hôm nay59,246
  • Tháng hiện tại923,102
  • Tổng lượt truy cập49,248,785
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944