Khan hiếm nhân lực ngành quản lý chuỗi cung ứng và Logistics

Thứ bảy - 23/06/2018 21:08 794 0
GD&TĐ - Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics đã và đang trở thành lĩnh vực mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Khan hiếm nhân lực ngành quản lý chuỗi cung ứng và Logistics

Các chuyên gia cho rằng tiềm năng và cơ hội để ngành Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics ở Việt Nam phát triển là rất lớn, đặc biệt khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực.

Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ chưa mặn mà với ngành Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics, cho đến khi họ nhận ra tầm quan trọng và sức ảnh hưởng to lớn của ngành dịch vụ này trên mọi phương diện của cuộc sống. Dưới đây là 6 lý do cực kỳ thuyết phục sẽ khiến các bạn trẻ khó lòng chối từ việc theo đuổi ngành Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics. 

1. Mức độ tăng trưởng của thị trường lao động cao

Để có một cái nhìn sâu hơn về ngành Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics cùng những cơ hội và thách thức tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Đại học RMIT Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn “Kết nối châu Á: Thương mại, Vận tải, Logistics và Kinh doanh” ngày 28/6/2018. Diễn đàn có sự góp mặt của các diễn giả, chuyên gia hàng đầu châu Á. 

Logistics là lĩnh vực ghi nhận mức độ tăng trưởng lớn và đầy hứa hẹn của thị trường lao động ngay cả trong thời kì suy thoái kinh tế. Theo Hiệp hội Các doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA), chỉ tính riêng nguồn nhân lực cho các công ty cung cấp dịch vụ Logistics (không bao gồm các công ty vận tải thủy, bộ, biển, hàng không, chuyển phát nhanh, cảng thuần túy) từ nay tới năm 2030 sẽ cần đào tạo mới và bài bản 250.000 nhân sự.

Nhiều vị trí khan hiếm nhân lực từ lãnh đạo - quản trị tới quản lý, giám sát và cả nhân viên chuyên nghiệp. Và nếu tính thêm các công ty vận tải, và các công ty sử dụng dịch vụ Logistics thì trong vòng 15 năm tới, Việt Nam cần đào tạo 717.500 nhân sự Logistics các cấp. Một con số cực kỳ ấn tượng.

2. Mức lương hấp dẫn cùng con đường thăng tiến rộng mở 

Theo báo cáo lương 2016 của Jobstreet, một trong những mạng việc làm trực tuyến lớn nhất tại Châu Á, mức lương khởi điểm đối với ngành Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics dao động từ 5 - 9 triệu/tháng. Mức lương tăng dần theo số kinh nghiệm, kỹ năng được tích luỹ.

Với vị trí cấp cao và trưởng nhóm, mức lương trung bình tăng lên từ 15 - 23 triệu/tháng. Song, cũng không thiếu những công ty sẵn sàng trả cho vị trí này từ 80 - 100 triệu/tháng. Đây chắc chắn là một mức lương cao đối với mặt bằng chung các ngành dịch vụ tại Việt Nam.

Giáo sư Mathews Nkhoma (Trưởng khoa Thương mại và Quản lý, Đại học RMIT Việt Nam) cho biết: “Nếu các em đang tìm kiếm một nghề nghiệp trong ngành công nghiệp năng động và phát triển nhanh chóng, thì Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics là một sự lựa chọn tuyệt vời! Các doanh nghiệp tại Việt Nam nói riêng và khu vực ASEAN nói chung đều có nhu cầu rất lớn trong việc “săn lùng” các chuyên gia trong lĩnh vực này.”

Câu hỏi nhiều bạn đặt ra ở đây là cơ hội thăng tiến có nhanh không? Trên thực tế, Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics là nhóm ngành mà công việc được chia ở nhiều cấp độ, vì thế cơ hội thăng tiến luôn rộng mở.

Ngoài ra, các công ty trong ngành thường có xu hướng đào tạo nhân viên từ cấp độ thấp đến cấp độ cao, và họ coi trọng điều đó hơn là tuyển dụng từ bên ngoài vào. Thăng tiến sẽ đặc biệt đến nhanh chóng với những người chăm chỉ và có tinh thần cầu tiến nhất.  

3. Trở thành công dân toàn cầu

Nhiều công việc trong Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics đòi hỏi bạn phải di chuyển thường xuyên giữa các tỉnh, thậm chí giữa các quốc gia trên thế giới. Mặc dù những chuyến đi này tập trung nhiều vào công việc, nhưng đây cũng là cơ hội để bạn khám phá những vùng đất mới hay xa hơn là... làm quen dần với lĩnh vực kinh doanh quốc tế.

Rất nhiều người bắt đầu sự nghiệp với ngành Quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics thừa nhận rằng họ có thể nhanh chóng gặt hái những kinh nghiệm trong ngành kinh doanh quốc tế để phát triển kỹ năng hoặc mở ra những cơ hội mới.

Học thêm một ngôn ngữ cũng trở nên dễ dàng hơn khi bạn làm việc với những người nói ngôn ngữ đó. Không những vậy, bạn sẽ có cơ hội thuyên chuyển đi làm việc ở những nước khác trong một thời gian dài, hoặc định cư tại đó. 

Tuy nhiên, không phải tất cả những nhà quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics đều mong muốn di chuyển thường xuyên, thực tế chứng minh rằng rất nhiều người muốn một công việc ổn định tại địa phương. Đừng lo, điều này là hoàn toàn có thể trong lĩnh vực Logistics. Dù là đi hay ở, lượng công việc trong ngành không bao giờ hết.

Khan hiếm nhân lực ngành quản lý chuỗi cung ứng và Logistics - Ảnh minh hoạ 2
 Các diễn giả tại Diễn đàn “Kết nối châu Á: Thương mại, Vận tải, Logistics và Kinh doanh” ngày 28/06/2018 do RMIT Việt Nam tổ chức

4. Cơ hội thực tập phong phú

Mặc dù Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics là một lĩnh vực có mức độ phát triển nhanh chóng, nhiều bạn sinh viên vẫn lo lắng về việc tìm kiếm công việc đầu tiên trong ngành. Lời khuyên dành cho bạn là đừng tốn công lo lắng, bởi thực tế có rất nhiều cơ hội thực tập giúp bạn học hỏi kiến thức và trau dồi kinh nghiệm, bao gồm thực tập có lương tại các công ty trong ngành, nếu quá trình thực tập của bạn được đánh giá tốt, nhiều khả năng bạn sẽ được giữ lại công ty ngay sau khi tốt nghiệp. 

Đặc biệt tại các trường Đại học chú trọng đào tạo về ngành Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics như RMIT Việt Nam, Phòng Tư vấn hướng nghiệp & Việc làm sẽ giúp các bạn có cơ hội thực tập tại các tập đoàn công ty hàng đầu trong ngành. Việc này giúp tạo lợi thế không nhỏ cho các sinh viên có kinh nghiệm thực tế để đầu quân vào các doanh nghiệp uy tín sau khi ra trường.
 
Nhận thấy sự thiếu hụt cũng như tiềm năng phát triển của thị trường nhân lực Logistics, từ 2016, Đại học RMIT Việt Nam đã chính thức đưa vào giảng dạy chuyên ngành “Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics”. 

5. Công việc đa dạng để lựa chọn

Tốt nghiệp ngành Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics, bạn có thể làm tại nhiều mảng khác nhau như quản lý xuất/nhập khẩu, quản lý kho vận, chuyên viên phân tích Logistics hay giám đốc kinh doanh, giám đốc phân phối, quản lý vận hành,... Địa điểm làm việc cũng rất đa dạng từ các tập đoàn lớn, doanh nghiệp nhỏ, tổ chức phi lợi nhuận cho đến các tổ chức chính phủ.

6. “Nhàm chán” không hề xuất hiện với người làm Logistics

Sự đa dạng trong công việc cũng như sự giao thoa giữa các khía cạnh nhanh và chậm luôn giữ cho công việc Logistics thú vị, đầy năng động. Bạn được tiếp xúc với rất nhiều đối tác, từ những công ty cung cấp nguyên vật liệu, vận chuyển, đến các khách hàng với yêu cầu về dịch vụ và tính chất dự án khác nhau; bởi vậy, “nhàm chán” chưa bao giờ có mặt trong từ điển của những người làm việc trong ngành Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics. 

Không những vậy, nhiều người làm việc trong ngành Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics đều đồng ý rằng: đồng nghiệp chính là một lợi thế tuyệt vời của họ! Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các nhà quản lý cũng luôn phải chia sẻ, học hỏi lẫn nhau những tri thức, kinh nghiệm mới.

Bởi vậy, mối quan hệ gắn bó giữa đồng nghiệp luôn là điểm tựa vững chắc để bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp. Đừng ngạc nhiên khi những nhà quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics đều mang một một niềm tự hào lớn với công việc của họ. Bởi trên con đường sự nghiệp, họ vừa có thể tìm thấy niềm vui cũng như gặt hái được những “quả ngọt” đáng tự hào!

Nhận thấy sự thiếu hụt cũng như tiềm năng phát triển của thị trường nhân lực Logistics, từ năm 2016, Đại học RMIT Việt Nam đã chính thức đưa vào giảng dạy chuyên ngành “Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics”. Đây là một chuyên ngành mới nhưng lại được đánh giá rất cao bởi chương trình học thực tiễn, mang tính áp dụng cao và mạng lưới quan hệ chất lượng với các chuyên gia trong ngành. Các môn học về Logistics trong chương trình đã được chứng nhận chất lượng chuyên môn bởi Viện Quản lý Logistics và Vận tải Úc (CILTA), tổ chức chuyên đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo về Logistics và Vận tải tại Úc. 

Tác giả bài viết: Theo Đoàn Vân Đại học RMIT Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1003 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2326 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập500
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm498
  • Hôm nay59,029
  • Tháng hiện tại968,621
  • Tổng lượt truy cập49,294,304
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944