Kinh nghiệm quốc tế về môi trường học tập thân thiện

Thứ sáu - 26/10/2018 01:22 405 0
GD&TĐ - Trẻ em là tương lai của đất nước, vì vậy chăm sóc và bảo vệ trẻ em, tạo mọi điều kiện để trẻ em có môi trường sống và học tập tốt nhất là một trong những ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia.
Kinh nghiệm quốc tế về môi trường học tập thân thiện

Mặc dù ngành GD chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo một môi trường GD lành mạnh, an toàn cho trẻ, song công tác này không thể mang lại hiệu quả nếu không có sự kết hợp chặt chẽ của các ngành, các chuyên gia, cộng đồng xã hội và gia đình trẻ.

Nâng cao năng lực của cha mẹ trong bảo vệ trẻ

Với quan điểm gia đình là môi trường học tập, giáo dục đầu tiên và vô cùng quan trọng đối với mọi đứa trẻ, các chính sách và chương trình về trẻ em đều nhấn mạnh tầm quan trọng của các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn, nâng cao năng lực của cha mẹ trong nhận thức, hành động liên quan đến bảo vệ trẻ em và tạo môi trường an toàn, thân thiện đầu tiên cho cuộc đời các em. Đồng thời, cha mẹ luôn được coi là đối tác quan trọng không thể thiếu, một nhân tố cơ bản trong lĩnh vực bảo đảm môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện cho sự phát triển của trẻ.

Nhóm nghiên cứu cho biết, Trung tâm tư liệu GD nguồn về phúc lợi HS (SWH) của Úc có một không gian riêng dành cho các bậc cha mẹ và HS quan tâm. Ở đó, cha mẹ có thể tìm kiếm, tiếp cận các thông tin trợ giúp về: Cách hỗ trợ con cái; Xây dựng quan hệ giao tiếp tích cực với nhà trường; Đóng góp tích cực cho cộng đồng nhà trường... Ngoài ra, trung tâm này cũng với nhiều trang web khác đưa ra những chỉ dẫn cụ thể, dễ hiểu cho cha mẹ về việc cần làm gì khi biết con em mình bị bắt nạt hoặc gặp khó khăn ở trường.

Đối với GD mầm non, Úc cũng thành lập nhiều trung tâm Trẻ em và Gia đình (CFC). Tính đến tháng 6 năm 2014 toàn quốc có 38 trung tâm CFC theo tài trợ của cộng đồng bản địa. Chương trình hỗ trợ gia đình bổ sung hệ thống cơ sở dịch vụ cấp liên bang và bang để có tác động can thiệp sớm và phòng ngừa cho những trẻ em trong các gia đình có nguy cơ cao. Dịch vụ hỗ trợ cha mẹ thuộc các cộng đồng bản địa nhằm trợ giúp, phòng ngừa và can thiệp sớm cho các bậc cha mẹ thuộc cộng đồng bản địa, giúp họ chăm sóc, bảo vệ trẻ hiệu quả hơn.

Phần Lan khuyến khích sự tham gia của bố mẹ vào hoạt động GD của nhà trường mặc dù GD mầm non là không bắt buộc; khuyến khích cha mẹ trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, cha mẹ được nghỉ làm trong thời gian dài để có thời gian chăm sóc trẻ nhỏ. Những hoạt động của trẻ thường xuyên được chia sẻ với cha mẹ, mối quan hệ giữa phụ huynh và người chăm sóc hoặc nhà GD là một phần thiết yếu của sự an toàn của trẻ.

Ở Mỹ, mặc dù chính sách GD khá độc lập giữa các bang, ngoài ra mỗi trường cũng có quyền đề ra một số quy định của riêng mình. Song nhìn chung, sự tham gia của cha mẹ luôn được khuyến khích. Một số trường tổ chức “Ngày người cha đưa con đến trường”, “Ngày người mẹ đưa con đến trường”. Vào những ngày đó, người cha/người mẹ đưa con đi học thay vì việc đi xe buýt, giúp cha mẹ gắn kết hơn với con và với nhà trường.

Cha mẹ cũng có nhiều quyền hạn đối với nhà trường nhằm bảo vệ con mình được tốt hơn, chẳng hạn Trường Alvarado, có quy định rõ cha mẹ/người bảo hộ được “Nắm bắt thông tin và bảo vệ các quyền cho con em mình; Lựa chọn cho con tham gia hoặc không tham gia vào một số hoạt động hay một số cuộc khảo sát; Xem sổ ghi chép theo dõi con em mình bao gồm các thông tin như: Mức độ chuyên cần, điểm kiểm tra, đánh giá/xếp loại, các thông tin về tâm lý, sức khỏe; Cho phép hoặc không cho phép ghi hình hoặc ghi âm con em mình ở trường…”.

Hàn Quốc tổ chức nhiều hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực và nhận thức cho cha mẹ, đảm bảo phù hợp với bối cảnh của cha mẹ và nhà trường. Trong trường hợp, HS khuyết tật, trường học có thể lựa chọn các tài liệu dạy và học từ chương trình GD đặc biệt, đảm bảo phù hợp với trình độ và nhu cầu của trẻ.

Kinh nghiệm quốc tế về môi trường học tập thân thiện - Ảnh minh hoạ 2
Học sinh Hàn Quốc

Xây dựng văn hóa nhà trường

Các nhà trường Úc khẳng định rằng, mọi thành viên trong cộng đồng nhà trường có quyền cảm thấy an toàn và thực sự được an toàn ở trường. Để thực hiện điều này, Úc áp dụng Cách tiếp cận toàn nhà trường (Whole school approach), khuyến khích sự tham gia tích cực của mọi thành viên nhà trường trong việc xây dựng và duy trì một cộng đồng nhà trường an toàn, nơi sự đa dạng được coi trọng.

Phần Lan nhấn mạnh yếu tố dân chủ - hợp tác và tin tưởng trong nhà trường. Trong môi trường GD của Phần Lan, tất cả các bên liên quan đều được đưa ra ý kiến để tạo ra môi trường GD tốt nhất cho HS. Quan hệ GV với HS được mô tả là bình đẳng và dân chủ. GV và HS có mối quan hệ bình đẳng, chứ không phải là một cách độc đoán từ trên xuống (Harjunen, 2009). Điều này được quy định rõ trong Luật GD cơ bản. Một ngày ở trường được bắt đầu bằng những lời chào hỏi. Ngay khi đến trường, HS chào hỏi vui vẻ các bạn và cán bộ trong trường, hiệu trưởng đi lại trong sảnh, chào hỏi, gặp gỡ tất cả mọi người. Những hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, khiến trường học trở nên thân thiện và ấm áp hơn.

Môi trường GD của sự tin tưởng là nguyên tắc và văn hoá đã ngấm sâu vào nhận thức của mọi người dân Phần Lan. Môi trường GD trước hết là môi trường của lòng tin và GD bằng lòng tin: GV tin tưởng HS; cha mẹ tin tưởng và tôn trọng GV; hiệu trưởng tin tưởng GV; giáo chức thành phố tin tưởng hiệu trưởng. Người Phần Lan gọi đây là mối quan hệ đối ứng niềm tin. Đây là quốc gia không thanh tra trường học, không dựa vào dữ liệu được thu thập bên ngoài để đánh giá, không có chương trình học tiêu chuẩn hoá, không có nhiều thi cử tiêu chuẩn, không yêu cầu nhà giáo và các nhà quản lý GD giải trình về kết quả kiểm tra của HS, không chạy đua theo thành tích.

Nhà trường Singapore tin rằng việc học tập diễn ra trong môi trường chăm sóc và an toàn. Nhà GD xây dựng, trau dồi các mối quan hệ ngang hàng giữa giáo viên và HS để có một nền văn hóa chăm sóc và tôn trọng lẫn nhau trong các lớp học, nơi trẻ em học cách đánh giá cao sự đa dạng.

Đối với GD mầm non, Bộ GD Singapore cũng nhấn mạnh đến việc xây dựng môi trường tôn trọng đứa trẻ. Ở đó, đôi khi trẻ có thể quyết định được việc có tiếp tục hoạt động hay không nếu trẻ cảm thấy mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi. Có cả không gian để trẻ lui về khi thấy mệt mỏi. Ngoài ra, trẻ còn có một khu vực riêng để cất giữ những thứ mà trẻ cảm thấy “có giá trị” và “độc đáo” của riêng mình. Đây là một điểm mới trong việc xây dựng môi trường GD lành mạnh cho trẻ, đảm bảo sự tôn trọng và coi trẻ như một cá thể riêng biệt, trẻ có không gian riêng tư và cảm thấy thoải mái hơn khi tham gia hoạt động.

Chính vì vậy, xây dựng môi trường lành mạnh, an toàn cho trẻ cần sự quan tâm đặc biệt của tất cả các cấp, từ cấp quốc gia đến cấp địa phương, cấp trường. Đồng thời, qua tìm hiểu kinh nghiệm các nước, có thể thấy việc bảo đảm môi trường GD an toàn, lành mạnh cho trẻ không nên chỉ giới hạn trong khuôn viên nhà trường.

Nhà trường cần phối hợp với các bên liên đới khác để quan tâm đến sự an toàn của trẻ cả trong thời gian ngoài nhà trường, trên đường đến trường… bởi một đứa trẻ bị bắt nạt hoặc gặp vấn đề ở bất cứ nơi nào cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và tác động tiêu cực đến việc học tập và các hoạt động khác.

Cuối cùng, văn hóa nhà trường với tinh thần nhân văn, dân chủ, nơi mọi người đều cảm thấy được tôn trọng, yêu thương, tin tưởng, nơi HS có thể chia sẻ với bất kỳ một nhân viên nhà trường nào về những vấn đề của mình và đều nhận được sự giúp đỡ cần thiết sẽ là môi trường thực sự an toàn, lành mạnh thân thiện đối với HS.

Với những nghiên cứu từ kinh nghiệm quốc tế, nhóm nghiên cứu cho rằng xây dựng văn hóa nhà trường là một trong những yếu tố đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh của trẻ. Nhà trường phải là nơi mà mọi thành viên trong đó đều cảm thấy thân thương, gần gũi, tôn trọng nhau, giao tiếp tích cực, cởi mở và sẵn sàng chia sẻ... Một bầu không khí như vậy sẽ giúp HS cảm thấy yên tâm, an toàn và tin tưởng.

 

Đồng thời, khi có hiện tượng bất thường các em có thể chia sẻ với bất kỳ người lớn tuổi nào trong trường một cách thoải mái và tin tưởng. Chính vì vậy, tạo dựng văn hóa nhà trường tích cực là mục tiêu chung mà nhà trường các quốc gia đều hướng tới.

Tác giả bài viết: Lê Đăng (ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1320 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2321 | lượt tải:364

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2195 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập405
  • Hôm nay32,385
  • Tháng hiện tại882,731
  • Tổng lượt truy cập49,208,414
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944