Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng môi trường học tập thân thiện

Thứ năm - 25/10/2018 00:06 768 0
GD&TĐ - Xây dựng một môi trường học tập an toàn, lành mạnh, thân thiện (AT, LM, TT) hay nói rộng hơn là một cuộc sống học đường mà ở đó, mỗi trẻ em đều cảm thấy hạnh phúc và có cơ hội phát triển hết những năng lực của mình là điều được đặc biệt quan tâm ở các quốc gia.
Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng môi trường học tập thân thiện

Mỗi quốc gia đều hoạch định những chính sách, chiến lược và chương trình hành động cụ thể; những chương trình này có thể ít nhiều thay đổi theo từng giai đoạn với những điểm nhấn khác nhau, song nhìn chung, một quan điểm xuyên suốt là: Trẻ em là tương lai của đất nước, toàn xã hội có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và dành những gì tốt nhất cho trẻ em.

Kinh nghiệm của thế giới

Theo nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh làm chủ nhiệm đề tài cho biết, việc xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện được đề cập trong nhiều văn bản chính sách quốc gia.

Ở Mỹ, toàn bộ các quy định về GD phổ thông đã được luật hóa trong Đạo luật GD Tiểu học và Trung học, ban hành năm 1965, chỉnh sửa mới nhất vào năm 2015. Bộ luật dày 443 trang với những điều khoản quy định chi tiết, trong đó Xây dựng môi trường học đường AT, LM được thể hiện ở một số chương với các định hướng chính, bao gồm: 1. Chăm lo sức khỏe cho HS và các cán bộ/GV; 2. Xây dựng một môi trường học đường trong sạch, lành mạnh, không có các chất gây nghiện và chất kích thích; 3. Phòng chống các tệ nạn như: Bạo lực học đường; bắt nạt học đường, xâm hại tình dục…; 4. Xây dựng một hệ thống Internet an toàn; 5. Đảm bảo an toàn cho HS thời gian ở trường và ngoài nhà trường.

Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra thông điệp: “Mọi trẻ em đều xứng đáng được sống trong một cộng đồng an toàn, trong một gia đình đầy tình yêu thương và có một tương lai đầy cơ hội và hy vọng. Để đưa thông điệp vào cuộc sống, tháng 3/2018 Tổng thống đã phân công Bộ trưởng GD điều hành Ủy ban Liên bang về An toàn học đường (Federal Commission on School Safety) phải đưa ra được các khuyến nghị hành động hợp lý để bảo đảm an toàn cho HS.

Căn cứ các quy định của liên bang, đồng thời dựa trên những quy định pháp lý của Florida, Sở GD Florida đã soạn thảo Sách hướng dẫn (Health and Safety standard handbook) đưa ra những yêu cầu hết sức cụ thể đối với việc chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an toàn cho trẻ mầm non của toàn bang.

Hàn Quốc cũng vậy. Bộ An ninh và Quản lý công chúng áp dụng Hệ thống xe buýt trường học đi bộ vào năm 2010 như một cách tiếp cận GD ngoài trường học khác. Theo đó, các nhóm trẻ (cứ 10 trẻ) đi bộ đến trường theo các tuyến đã định sẵn. Mỗi nhóm có 2 người hỗ trợ. Xe buýt trường học đón và trả trẻ ở các điểm nhất định. Trẻ được học về các tuyến đường an toàn, và những người hỗ trợ trẻ dạy chúng các kĩ năng để tự bảo vệ mình.

Hiến pháp Phần Lan quy định không chấp nhận bất cứ lí do nào cho sự đối xử phân biệt về giới tính, tuổi tác, nguồn gốc, ngôn ngữ, tôn giáo, niềm tin, ý kiến, sức khỏe, khuyết tật hoặc bất kỳ lý do nào khác liên quan đến bản thân con người. Trên cơ sở đó, Phần Lan cũng đã cam kết các thỏa thuận, chương trình và tuyên bố quốc tế về việc cung cấp dịch vụ GD đảm bảo môi trường học tập công bằng cho tất cả mọi người.

Ở Singapore, Luật GD (2017), Luật Trẻ em và Thanh thiếu niên (1993), Luật Trung tâm chăm sóc trẻ thơ (2017) quy định rõ về phúc lợi, chăm sóc, bảo vệ và phục hồi trẻ em và thanh thiếu niên; việc bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực. Văn bản “Khung phát triển những năm đầu đời của trẻ cho các trung tâm chăm sóc trẻ em và trường mẫu giáo” của Bộ Phát triển Cộng đồng, Thanh niên và Thể thao (MCYS) đã đưa ra những quy định về việc trẻ mầm non phải được chăm sóc trong môi trường an toàn.

Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng môi trường học tập thân thiện - Ảnh minh hoạ 2
 Học sinh Singapore

Môi trường AT, LM, TT cũng được đề cập trong nhiều đạo luật của Úc như: Đạo luật về chống phân biệt đối xử với người khuyết tật 1992; Đạo luật của Ủy ban về quyền con người và cơ hội bình đẳng (HREOC) 1986; Đạo luật về chống phân biệt chủng tộc 1975; Đạo luật về chống hận thù sắc tộc 1995; Đạo luật về chống phân biệt đối xử giới tính 1984.

Xây dựng môi trường học tập an toàn được thực hiện qua nhiều chương trình

Nhóm nghiên cứu cho biết, ở các nước phát triển trên thế giới, xây dựng môi trường học tập AT, LM, TT được thực hiện qua nhiều chương trình.

Để đưa các chính sách vào thực tiễn, các nước xây dựng nhiều chương trình, đề án ở các cấp độ khác nhau. Mỗi chương trình, đề án thường tập trung vào một số khía cạnh của môi trường học đường.

Ở Mỹ có Trung tâm Phát triển Nhà trường AT và LM (Center for Safe and Healthy Schools) thuộc Hiệp hội GD quốc gia (National Association of State Boards of Education – NASBE), đã hoạt động hơn 34 năm nhằm cung cấp các thông tin về chính sách, trợ giúp kỹ thuật, đào tạo bồi dưỡng cũng như tổ chức nhiều chương trình thu hút sự tham gia của các cơ quan GD cấp bang, các nhà hoạch định chính sách nhằm xây dựng môi trường học đường AT, LM và tăng cường sức khỏe cho HS.

Đối với GD mầm non, Chương trình Hỗ trợ Chăm sóc và Phát triển trẻ mầm non (Child care and development Block Grant) của Chính phủ liên bang nhằm cung cấp hỗ trợ tài chính cho trẻ em của những gia đình có thu nhập thấp trên toàn quốc. Tháng 2/2018, Quốc hội và Nhà Trắng đã thông qua thỏa thuận sẽ chi 5,8 tỷ đô la cho chương trình này đến tháng 9/2019. Đây là khoản hỗ trợ được thông qua lớn nhất từ trước tới nay nhằm khuyến khích các bang sử dụng quỹ này để nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non.

Ở Úc cũng thực hiện nhiều chương trình/đề án các cấp trong việc đảm bảo môi trường học tập cho trẻ em. Đề án quốc gia về Trường học an toàn – THAT (2011) đề cập đến cách tiếp cận toàn nhà trường (whole-school approach) đối với sự an toàn và hạnh phúc của HS. Đề án tập trung vào việc định hướng cho nhà trường trong phòng ngừa và đối phó với các vụ việc quấy rối, gây gổ, bạo lực và bắt nạt, thực thi trách nhiệm nhà trường liên quan đến lĩnh vực bảo vệ trẻ em.

Ở Phần Lan, có thể kể đến các chương trình quốc gia như: Chương trình chính sách trẻ em và thanh thiếu niên 2012 - 2015 đề cao sự phối hợp liên ngành để cải thiện điều kiện sống của trẻ em và thúc đẩy tính tích cực. Các chương trình giám sát quyền trẻ em được thực hiện theo luật: Giám sát phúc lợi của trẻ em và thanh thiếu niên và việc thực hiện các quyền của họ; tạo ảnh hưởng đến các nhà hoạch định từ quan điểm của trẻ em…

Cần sự phối hợp giữa các ban, ngành, đảm bảo tính chuyên nghiệp

Việc bảo đảm môi trường học đường AT, LM, TT có sự phối kết hợp của nhiều ngành như: Y tế, công an, luật… Tất cả đều nhất quán trong nhận thức và hành động vì một mục tiêu chung là bảo đảm tốt nhất cho trẻ em – thế hệ tương lai của đất nước.

Để đảm bảo an toàn trong trường học, Bộ GD Hoa Kỳ đã phối hợp với Bộ An ninh xuất bản tài liệu hướng dẫn Xây dựng Nhà trường An toàn hơn nhằm đưa ra một kế hoạch toàn diện trên toàn quốc đảm bảo tốt hơn sự an tòan trong trường học.

Tại Bang Florida, theo yêu cầu của Đạo luật mới (Đạo luật An toàn Công cộng Trường Trung học Marjory Stoneman Douglas), trước khi bắt đầu năm học 2018 - 2019, Sở GD Florida sẽ bắt đầu xác định một công ty tư vấn về an ninh với tư cách là bên thứ 3 để thẩm định độc lập Bộ Công cụ Đánh giá Trường học An toàn cho tất cả các trường. Mỗi trường phải thành lập một nhóm chuyên môn để đánh giá về tư vấn sức khỏe tâm thần, việc giảng dạy, thực thi pháp luật và quản trị nhà trường.

Để đảm bảo cho HS đến trường được an toàn, tất cả mọi HS phổ thông Mỹ đều được đưa đón miễn phí bằng xe buýt nhà trường (school bus). Ngành giao thông đảm bảo an toàn cho HS bằng cách quy định rõ trong Luật Giao thông: Mọi phương tiện phải dừng lại từ xa khi xe buýt nhà trường đang dừng lại để nhận hoặc trả HS…

Hàn Quốc cũng vậy. Bộ An ninh và Quản lý công chúng áp dụng Hệ thống xe buýt trường học đi bộ vào năm 2010 như một cách tiếp cận GD ngoài trường học khác. Theo đó, các nhóm trẻ (cứ 10 trẻ) đi bộ đến trường theo các tuyến đã định sẵn. Mỗi nhóm có 2 người hỗ trợ. Xe buýt trường học đón và trả trẻ ở các điểm nhất định. Trẻ được học về các tuyến đường an toàn, và những người hỗ trợ trẻ dạy chúng các kĩ năng để tự bảo vệ mình.

Phần Lan thành lập nhóm dịch vụ hỗ trợ bao gồm nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau GD - y tế - tâm lí - xã hội ở các trường học, gồm hiệu trưởng, GV GD đặc biệt, chuyên gia tâm lí, cố vấn xã hội và y tá trường học. Ngoài ra, còn có các thành phần như đại diện HS, cha mẹ/người giám hộ.

Hiệu trưởng lãnh đạo nhà trường và chịu trách nhiệm về các vấn đề và hoạt động của nhóm phúc lợi HS. Dịch vụ phúc lợi HS được thực hiện và quản lý với sự hợp tác đa ngành có tính chất hệ thống, tất cả các bên cùng tham gia vào cuộc trong việc hỗ trợ, giúp đỡ và tạo ra môi trường GD tốt nhất cho HS.

Tác giả bài viết: Lê Đăng (ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2327 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập422
  • Hôm nay91,945
  • Tháng hiện tại1,001,537
  • Tổng lượt truy cập49,327,220
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944