Lợi bất cập hại

Thứ sáu - 16/07/2021 03:29 310 0
GD&TĐ - Dịch Covid-19 bùng phát mạnh, thay vì gửi con ôn tập trong hè ở các trung tâm văn hoá ngoài giờ, nhóm lớp do giáo viên tổ chức hoặc mời gia sư, nhiều phụ huynh chuyển hướng cho con học online.
Lợi bất cập hại

Đáng chú ý, trong số trẻ học hè online năm nay có khá nhiều em chuẩn bị vào lớp 1. Trên mạng xã hội, không ít cha mẹ học sinh đã chia sẻ cho nhau những trang/giáo viên dạy lớp 1 online.

Những phụ huynh có con tham gia các lớp học online cho biết họ không thể yên tâm khi để con vào lớp 1 mà chưa biết chữ. “Nếu không giãn cách vì dịch Covid-19, tôi đã gửi con cho một cô giáo chuyên dạy lớp 1 kèm trước. Nghe nói chương trình lớp 1, nhất là Tiếng Việt khá nặng, không học trước con sẽ không theo kịp” - chị Nhung, một phụ huynh ở quận Tân Bình, TPHCM cho biết. Cũng theo chị Nhung, có nhiều phụ huynh cho con học trước lớp 1 từ sau Tết, giờ dịch bệnh, chuyển sang học online.

Lo ngại trẻ gặp khó khăn trong việc học lớp 1 Chương trình SGK mới cũng có những nguyên nhân thực tế. Năm học 2020 - 2021 là năm thứ nhất cả nước triển khai Chương trình GDPT 2018 và SGK mới. So với chương trình lớp 1 cũ, nội dung chương trình Tiếng Việt mới tinh giản hơn nhưng thời lượng được kéo dài, tăng từ 350 lên 420 tiết. Về mặt khoa học, học sinh không hề phải học nặng hơn.

Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình mới trong bối cảnh dịch bệnh, có một số thời điểm phải tạm ngừng đến trường, nên ở một số nơi, việc dạy học của thầy và trò có những chuệch choạc, nhất là trong những tháng đầu, gây cảm giác chương trình “nặng”. Sau 1, 2 tháng thực hiện, giáo viên được hướng dẫn linh hoạt điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với năng lực học sinh, mọi việc đã đi vào ổn định. Tổng kết 1 năm thực hiện Chương trình SGK mới lớp 1, các tỉnh thành đều khẳng định tính ưu việt của chương trình, học sinh đọc trơn tốt hơn, kỹ năng tính toán cũng nhanh hơn chương trình cũ.

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc phụ huynh cho trẻ học trước chương trình lớp 1 chủ yếu bắt đầu từ nhu cầu “được yên tâm” của chính phụ huynh. Thế nhưng, nói như ông Lê Ngọc Điệp, nguyên Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD&ĐT TPHCM, đó không phải là giáo dục, bởi “lớp 1 chính là quá trình của sự khám phá, tìm tòi. Khi bước vào lớp 1, nếu các em biết trước thì không còn gì thú vị”.

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) cũng lưu ý phụ huynh không nên chạy đua, cho trẻ học chữ, luyện viết trước khi vào lớp 1, vì “Quy định đúng 6 tuổi trẻ mới bước vào lớp 1 có cơ sở khoa học về sự phát triển của trẻ. Khi đó, xương bàn tay của trẻ đủ cứng để cầm bút, luyện viết. Nếu phụ huynh cho trẻ đi học quá sớm không khác nào ép trái cây chín non”.

Cho con học trước lớp 1 không ổn, càng lợi bất cập hại hơn khi để trẻ học trước lớp 1 với hình thức online. Các giáo viên lớp 1 cho biết những bài học đầu tiên của trẻ  lớp 1 là tập ngồi đúng tư thế, tập cầm bút, đặt bút, viết chữ đúng phương pháp.

Chỉ có dạy học trực tiếp thầy cô mới có thể hướng dẫn học sinh những nội dung này. Dạy qua màn hình, giáo viên không thể cầm tay chỉ việc, khả năng trẻ làm sai rất cao, mà sai thành thói quen sẽ khó sửa. Trẻ dưới 6 tuổi khó tập trung học tập, trong khi dạy học online đòi hỏi sự tập trung và tính tự giác cao, trẻ sẽ sinh tâm lý chán nản, đây là tâm lý không nên có khi trẻ bắt đầu làm quen việc học tập. Bên cạnh đó, việc trẻ phải ngồi máy tính, nhìn màn hình liên tục khi học online sẽ ảnh hưởng không tốt về sức khoẻ.

Cho con học trước lớp 1 online, cha mẹ có thể mua sự yên tâm cho mình nhưng lại rước hại cho con. Việc tốt nhất mà phụ huynh nên làm khi trẻ chuẩn bị vào lớp 1 là đồng hành, giúp trẻ chuẩn bị các kỹ năng làm quen với môi trường mới. Chính điều này mới giúp trẻ vững vàng bước vào lớp 1, chứ không phải việc học trước kiến thức. Bởi thực tế cho thấy, trẻ học trước chương trình lớp 1 không đồng nghĩa với việc sẽ học tốt về sau.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2323 | lượt tải:365

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2196 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập429
  • Hôm nay55,490
  • Tháng hiện tại905,836
  • Tổng lượt truy cập49,231,519
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944