Lựa chọn SGK lớp 1 tại Điện Biên: Phù hợp “túi tiền” người dân vùng cao

Thứ sáu - 21/02/2020 04:06 418 0
GD&TĐ - Thực hiện hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về việc nghiên cứu, lựa chọn sách giáo khoa (SGK) cho học sinh lớp 1, các trường tiểu học ở Điện Biên...
Lựa chọn SGK lớp 1 tại Điện Biên: Phù hợp “túi tiền” người dân vùng cao

Gửi gắm tương lai

Cô Nguyễn Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Mường Ảng (Mường Ảng, Điện Biên) cho biết: Thay sách đồng nghĩa với việc thay đổi kiến thức, phương pháp truyền thụ cho học sinh. Vì thế, hội đồng tiến hành thận trọng, nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT để xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn sách.

Ở Trường Tiểu học thị trấn Mường Ảng, tiêu chí được đưa ra để lựa chọn SGK mới: Phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội tại địa phương và trình độ học sinh. Cấu trúc, kênh chữ, kênh hình, đẹp, rõ ràng khoa học. Hình ảnh gần gũi với học sinh vùng cao. Nội dung SGK phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường để dạy và học theo hướng tích hợp. Hệ thống câu hỏi, bài tập trong sách được thiết kế linh hoạt có tính ứng dụng giúp học sinh ôn tập và củng cố phát triển năng lực, phẩm chất.

Xuất phát từ những tiêu chí đưa ra và qua nghiên cứu nội dung 5 bộ SGK các giáo viên được tiếp cận, Trường Tiểu học thị trấn Mường Ảng quyết định lựa chọn bộ SGK “Kết nối tri thức với cuộc sống”.

Lựa chọn SGK lớp 1 tại Điện Biên: Phù hợp “túi tiền” người dân vùng cao - Ảnh minh hoạ 2
 Trường Tiểu học thị trấn Mường Ảng mong muốn lựa chọn sách phù hợp với đặc thù tại địa phương 

Phù hợp thực tiễn

Thầy Lê Văn Thống, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Ảng bày tỏ mong muốn SGK mới phải được trải qua thực tiễn giảng dạy để thấy rõ được những ưu điểm vượt trội của từng bộ sách.

Thầy Lê Văn Thống cho biết thêm: Sau khi nhận được công văn chỉ đạo từ Bộ và Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện đã tổ chức cho các trường nghiên cứu chương trình, bộ SGK mới và phân công cán bộ cốt cán tham gia các lớp tập huấn liên quan đến chương trình thay SGK mới.

“Quá trình thay sách chúng tôi thấy không có khó khăn gì, đặc biệt là với những bài giảng điện tử. Bởi tất cả điểm trường trung tâm đều có máy chiếu. Hơn nữa, các trường học trên địa bàn huyện đang thực hiện Chương trình VNEN nên thầy, trò đều quen với phương pháp học tập lấy học sinh làm trung tâm”, thầy Thống chia sẻ.

Nằm trên địa bàn xã Ẳng Nưa, xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Mường Ảng, cô giáo Vũ Thị Thoan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ẳng Nưa cho rằng thay sách là cần thiết. Tuy nhiên, việc lựa chọn bộ SGK phải hợp lý về kiến thức, thực tiễn tại địa phương và với “túi tiền” của phụ huynh.

“Sau khi tiếp cận 5 bộ SGK, chúng tôi thấy rằng 5 bộ đều phù hợp, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông. Mỗi bộ đều có những ưu điểm riêng. Thế nhưng có những bộ sách không phù hợp với chúng tôi. Ví dụ như về ngôn ngữ, trong sách dùng từ “cái chén”. Đây là từ địa phương, chỉ phù hợp với người dân Nam Bộ. Còn với học sinh Ẳng Nưa sẽ hiểu “cái chén” là chén uống nước chứ không phải cái bát. Cân nhắc rất kỹ, chúng tôi thấy bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, học sinh và phụ huynh”, cô giáo Vũ Thị Thoan nêu quan điểm.

Theo cô Thoan, bộ SGK trên hoàn toàn phù hợp với nhận thức của học sinh cũng như quá trình truyền thụ kiến thức của giáo viên. Đặc biệt đáp ứng với điều kiện kinh tế, xã hội tại địa phương. “Nếu những bộ sách đòi hỏi nhiều thiết bị phụ trợ trong giảng dạy, thiết bị, đồ dùng giảng dạy khác. Công cụ vượt quá điều kiện tại địa phương thì không phù hợp. Nên chúng tôi thực sự tâm đắc bộ SGK trên”, cô Thoan lý giải.

Còn theo ông Lường Văn Luyến, Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường Tiểu học Ẳng Nưa, một trong những tiêu chí chọn sách phải dựa trên “túi tiền” của phụ huynh học sinh vùng cao.

“Chuyên môn tôi không dám can thiệp. Nhưng các thầy cô lựa chọn làm sao phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội tại địa phương để chúng tôi tạo điều kiện cho con em mình mua tất cả các tài liệu học tập cần thiết”, ông Lường Văn Luyến nhận định.

Nội dung môn học đảm bảo tính hiện đại ngắn gọn, cơ bản, kiến thức gần gũi với cuộc sống. Chú trọng dạy cách học và phát huy tính chủ động, khả năng sáng tạo của học sinh. SGK phải được chia rõ ràng cụ thể theo các mạch kiến thức phù hợp với khả năng nhận thức và tâm lý học sinh. Trong các bài cụ thể được phân biệt bằng các logo thể hiện rõ ràng từng phần…
                                                                           Cô Nguyễn Thị Hòa 

Bài, ảnh: Minh Thịnh

Tác giả bài viết: Bài, ảnh: Minh Thịnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1320 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2321 | lượt tải:365

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2195 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập437
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm433
  • Hôm nay39,887
  • Tháng hiện tại890,233
  • Tổng lượt truy cập49,215,916
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944