Mô hình đại học vùng: “Chiếc áo” đã chật?

Thứ ba - 30/10/2018 23:43 366 0
GD&TĐ - Mô hình ĐH hai cấp có những ưu điểm nổi bật là ĐH đa ngành, đa lĩnh vực, sử dụng chung cơ sở vật chất, sử dụng cán bộ chung, liên thông giữa các ngành đào tạo, đẩy mạnh được hợp tác quốc tế… Một trục ĐH trong đó tập hợp nhiều ĐH cũng là hướng đi của nhiều ĐH trên thế giới.
Mô hình đại học vùng: “Chiếc áo” đã chật?

Tối ưu hóa nguồn lực

PGS.TS Đoàn Quang Vinh – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) đánh giá: “Từ ngày thành lập đến nay, ĐH Đà Nẵng đã làm tốt một trong các chức năng của mình là nâng cao năng lực hiệu suất sử dụng cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giảng dạy, NCKH của các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) thành viên. Đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn chung được đưa về các trường thành viên tương ứng. Như Trường ĐH Ngoại ngữ chịu trách nhiệm giảng dạy các môn ngoại ngữ, Trường ĐH Kinh tế chịu trách nhiệm

giảng dạy các môn Mác – Lê nin, Trường ĐH Sư phạm chịu trách nhiệm giảng dạy các môn cơ bản như Toán, Vật lý cho toàn bộ SV các trường thành viên thuộc ĐH Đà Nẵng”. Điều này giúp cho các trường thành viên không cần phải có các khoa, bộ môn trực thuộc để đảm nhận giảng dạy các môn chung này.

Trong những năm vừa qua, khi các trường thành viên được giao quyền tự chủ ngày càng lớn hơn, thậm chí có những mặt hoạt động còn lớn hơn cả ĐH vùng thì vai trò của ĐH vùng bị suy giảm mạnh. Muốn cho ĐH vùng tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò dẫn dắt và tạo động lực phát triển cho các trường ĐH thành viên của mình thì bản thân ĐH vùng cần được trao quyền tự chủ lớn hơn nữa, toàn diện hơn nữa. Quyền tự chủ của ĐH vùng bắt buộc phải lớn hơn quyền tự chủ của các trường thành viên. Đặc biệt các ĐH vùng phải là các cơ sở giáo dục ĐH không có bộ chủ quản; đầu tư cho ĐH vùng cũng cần được quan tâm mạnh mẽ hơn nữa….  

PGS.TS Đoàn Quang Vinh

Đơn cử như Trường ĐH Bách khoa, chỉ phải đảm nhiệm khoảng 75% công việc đào tạo liên quan đến các môn chuyên ngành, khối kiến thức chung do giảng viên của các trường khác giảng dạy. Quy mô đào tạo hiện nay tại Trường ĐH Kinh tế là hơn 12.000 SV, học viên cao học và nghiên cứu sinh, trong khi số lượng GV cơ hữu tại trường chưa đến 280 người. Tuy nhiên, do sử dụng nguồn lực con người chung giữa các trường trong ĐH Đà Nẵng nên thực chất Trường ĐH Kinh tế chỉ phải đảm nhiệm khoảng 70% công việc đào tạo liên quan đến chuyên môn kinh tế. Các khối kiến thức khác như Tin học, Toán, Ngoại ngữ, Thể chất, Quốc phòng… được sử dụng từ nguồn GV từ các trường thành viên khác của ĐH Đà Nẵng.

PGS.TS Đào Hữu Hòa - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế khẳng định: “Nhờ sử dụng nguồn lực chung của ĐH Đà Nẵng trong giảng dạy các môn học chung nên Trường ĐH Kinh tế đã có khả năng duy trì được quy mô đào tạo lớn với số lượng cán bộ cơ hữu hạn chế, nhờ đó tiết kiệm được chi phí tiền lương, chi phí bảo hiểm và một phần các chi phí quản lý khác”.

Việc đầu tư CSVC cũng được tập trung và tiết kiệm hơn rất nhiều khi so sánh với việc đầu tư cho tất cả các trường thành viên; các hoạt động NCKH cũng được tập trung đầu tư. Như từ sự hỗ trợ của ĐH Đà Nẵng với mô hình nhóm nghiên cứu - giảng dạy (TRT) của ĐH Đà Nẵng đã cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu, bài báo quốc tế được viết từ những nghiên cứu của các nhóm TRT. Đã có nhận xét rằng, nếu chỉ với sự đầu tư nhỏ lẻ của các trường thành viên thì sẽ rất khó phát triển các nhóm TRT xa hơn.

PGS. TS Phan Văn Hòa - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ nhận xét: Nhờ có ĐH Đà Nẵng với mô hình quản lý cho phép sử dụng cơ chế “san sẻ lợi ích” để thực hiện trách nhiệm đối với xã hội đã giúp Trường ĐH Ngoại ngữ mở những mã ngành mà xã hội có nhu cầu nhưng người học không mấy mặn mà. Nhờ sức mạnh, nguồn lực tổng hợp nên chỉ trong một thời gian ngắn, Trường ĐH Ngoại ngữ đã được đầu tư xây dựng CSVC rất khang trang, hiện đại.

Mô hình đại học vùng: “Chiếc áo” đã chật? - Ảnh minh hoạ 2
  • Mọi nguồn lực cho phát triển đại học vùng phải được tối ưu

Chưa hài hòa giữa tập trung và phân cấp

Cho dù đã đạt nhiều kết quả trong điều phối, sử dụng nguồn lực con người giữa các cơ sở giáo dục thành viên nhưng mô hình ĐH vùng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề về tổ chức quản lý, chất lượng giảng dạy, vấn đề lợi ích cá nhân và tập thể… đã làm cho ưu thế này không thể phát huy.

Với mô hình ĐH vùng thì các trường mạnh hơn cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ các trường yếu hơn trong cùng một ĐH. Điều này cũng làm suy giảm một phần sức mạnh của các trường ĐH đó. Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân khiến đã có thời điểm Trường ĐH Nghệ thuật (ĐH Huế) có nguyện vọng muốn xin ra khỏi ĐH Huế để đứng độc lập. Một CBQL Trường ĐH Khoa học Huế thời điểm năm 2010 đã đặt vấn đề rằng có nên vào ĐH vùng hay không khi vào đó trường trở nên nhỏ hơn, “giờ đây nói ĐH Khoa học nhiều người không biết, chứ trước nói đến ĐH Tổng hợp Huế thì ai cũng biết tiếng tăm của nó”.

Theo GS.TS Trần Văn Nam - nguyên Giám đốc ĐH Đà Nẵng, đến nay về mô hình tổ chức, công tác cán bộ, về đào tạo, tài chính… mô hình ĐH vùng còn gặp một số khó khăn nhất định trong quá trình phát triển. Việc điều phối, sử dụng nguồn lực còn khó khăn vì các trường không thể quản lý, điều hành cán bộ đơn vị khác đến làm việc, giảng dạy tại đơn vị mình. Việc phân cấp của Bộ GD&ĐT cho ĐH vùng chưa đủ mạnh nên thực ra vẫn không khác nhiều so với các ĐH khác trực thuộc Bộ GD&ĐT.

GS.TS Trần Văn Nam cũng cho rằng, trong tài chính, nguồn thu từ các trường thành viên rất khác nhau nên dẫn đến mâu thuẫn về quyền lợi; ở một khía cạnh nào đó, chính việc phân cấp của Bộ chưa mạnh nên ĐH Đà Nẵng chưa thoát khỏi là đơn vị trung gian trong quản lý giữa Bộ và các trường thành viên. Đây cũng là ý kiến của nhiều CSGDĐH thành viên ĐH Huế trong nhiều hội thảo về mô hình ĐH vùng.

Tác giả bài viết: Hà Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1001 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2323 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2875 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2198 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập421
  • Hôm nay59,246
  • Tháng hiện tại948,259
  • Tổng lượt truy cập49,273,942
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944