Ngành Giáo dục kiên quyết chống lạm thu, loại bỏ khái niệm môn học phụ

Chủ nhật - 25/08/2019 20:55 317 0

Ngành Giáo dục kiên quyết chống lạm thu, loại bỏ khái niệm môn học phụ

GD&TĐ - Chuẩn bị chính thức bước vào năm học mới, vấn đề thu chi trong trường học được dư luận đặc biệt quan tâm. Bộ GD&ĐT chỉ đạo các địa phương quyết liệt phòng chống “căn bệnh” theo mùa của ngành Giáo dục.

Đầu năm học mới, quyết liệt phòng bệnh “lạm thu”

Nhằm hạn chế tình trạng có thể gây nhức nhối dư luận mỗi dịp đầu năm học, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường công khai các khoản thu, chi đầu năm học theo đúng quy định hiện hành; không để xảy ra tình trạng "lạm thu".

Đồng thời, Bộ yêu cầu các Sở GD&ĐT phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra sai phạm trong thu, chi đầu năm học... Nếu trường học xảy ra sai phạm thu chi, hiệu trưởng sẽ bị xử lý theo quy định.

Tiếp nhận chỉ đạo, ngay từ đầu năm học mới, ngành giáo dục các địa phương đã quán triệt trên mọi phương diện để chống lạm thu với hy vọng phòng căn bệnh... đến hẹn lại lên.

Theo đó, hàng loạt Sở GD&ĐT các tỉnh thành đã phát đi văn bản về phòng chống lạm thu trong trường học khi năm học mới vừa bắt đầu. Hầu hết các địa phương công bố cụ thể các khoản thu theo quy định, các khoản thu thỏa thuận trong trường học cùng với những yêu cầu, cảnh báo để tránh lạm thu.

Bên cạnh đó, Ban đại diện Cha mẹ học sinh từ lâu được xem là "cánh tay nối dài" của nhiều trường học trong vấn đề thu chi. Không ít trường "mớm" qua hội này để lạm thu nhưng lại như thể mình... vô can, vô tội. Bởi vậy, nhiều địa phương đã yêu cầu các trường không được mượn danh nghĩa Ban đại diện Cha mẹ học sinh để thực hiện các khoản thu ngoài quy định.

Ngành Giáo dục kiên quyết chống lạm thu, loại bỏ khái niệm môn học phụ - Ảnh minh hoạ 2
Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị “Nâng cao chất lượng giáo dục nghệ thuật trong trường học”  

Quan tâm và nhìn nhận đúng vai trò của giáo dục nghệ thuật

Tại hội nghị “Nâng cao chất lượng giáo dục nghệ thuật trong trường học” tổ chức tại Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh:

“Trong cuộc sống của chúng ta đâu đó, nhiều người nhìn giáo dục nghệ thuật như là “rau thơm”. Người làm quản lý giáo dục nói chung, giáo dục nghệ thuật nói riêng cần tránh cách nhìn nhận giáo dục nghệ thuật chỉ là “môn phụ””.

Chia sẻ với những trăn trở của giáo viên dạy các môn nghệ thuật trong trường học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng: "Trong giáo dục, có nhiều môn ít được chú trọng vì giáo viên dành nhiều công sức vào giảng dạy cho Toán, Văn, Anh,... Đôi khi những môn quan trọng để phát triển toàn diện con người thì chúng ta bỏ quên.

Trong bối cảnh hình thành khung phẩm chất năng lực con người thì bậc tiểu học, THCS là thời gian vàng để mỗi người hình thành nhân cách. Tác động của môi trường trong đó có tác động về cái đẹp, nghệ thuật có ảnh hưởng đến nhân sinh quan của mỗi đứa trẻ và làm cho con người nhân văn hơn".

Bộ trưởng cho rằng, quản lý phải đi trước một bước, từ nhận thức đến cơ chế chính sách và hoạt động triển khai. Nhận thức chưa hợp lý dẫn đến cơ chế chính sách chưa đầy đủ, thậm chí cản trở, thành “nút thắt”.

Muốn có đội ngũ giáo viên âm nhạc, mỹ thuật tốt trước hết cơ sở đào tạo ra giáo viên đó phải tốt, nhưng công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật trong trường phổ thông vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập.

Ngành Giáo dục kiên quyết chống lạm thu, loại bỏ khái niệm môn học phụ - Ảnh minh hoạ 3
Các môn nghệ thuật cần được quan tâm đúng mức vì  nó "ảnh hưởng đến nhân sinh quan của mỗi đứa trẻ và làm cho con người nhân văn hơn".

Theo Bộ trưởng, hạn chế đầu tiên là chương trình đào tạo chưa thống nhất. Có hiện tượng trường chất lương thấp thì đầu vào “thoáng”, quá trình học dễ đạt điểm cao, dễ ra trường. Trường chất lượng tốt lại khắt khe hơn. Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật phải chuẩn hóa chương trình đào tạo.

Để cải thiện tình hình, quan tâm và nhìn nhận đúng vai trò của giáo dục nghệ thuật, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giao Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương làm đầu mối để rà soát các chương trình đào tạo, bám sát vào chuẩn đầu ra về mặt phẩm chất năng lực để từng bước thực hiện. Lưu ý hạn chế tính hàn lâm trong chương trình đào tạo.

Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh đến yêu cầu về năng khiếu nghệ thuật và năng khiếu sư phạm khi tuyển sinh đầu vào, tiền đề cho một đội ngũ giáo viên đủ nhiệt huyết và năng lực truyền thụ kiến thức nghệ thuật tới các thế hệ học sinh.

Tác giả bài viết: Kim Thoa (t/h)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2323 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2197 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập373
  • Hôm nay59,246
  • Tháng hiện tại939,895
  • Tổng lượt truy cập49,265,578
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944