Người đồng hành tin cậy

Thứ hai - 09/09/2019 04:30 382 0

Người đồng hành tin cậy

GD&TĐ - Một trong những nhiệm vụ được ngành Giáo dục ưu tiên hàng đầu trong năm học mới là tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi sự lệch chuẩn về đạo đức của HS có chiều hướng gia tăng, nhiệm vụ này càng trở nên quan trọng và cấp thiết.

Thu hẹp khoảng trống gia đình và nhà trường

NGƯT.TS Trần Công Chánh, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý - Giáo dục tỉnh Bạc Liêu cho rằng: GD đạo đức công dân trong nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, hướng đến hoàn thiện nhân cách người học. Từ mục tiêu đó cho thấy nhiệm vụ GD đạo đức công dân trong nhà trường (ở tất cả các bậc học) là dạy làm người. Đây là nhiệm vụ tiên quyết, quan trọng song hành với nhiệm vụ dạy chữ - dạy nghề.

Đề cập đến trách nhiệm của người thầy trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Tâm lý GD học Hà Nội nhận định: Giáo viên là thành phần cốt lõi của trường học và họ đóng vai trò quan trọng trong GD phẩm chất.

Trước hết, GV cần hiểu rõ GD phẩm chất là nỗ lực có chủ ý để dạy các đức tính đại diện cho các tiêu chuẩn đạo đức khách quan vượt qua thời gian, văn hóa, và lựa chọn cá nhân. Để phát triển tính cách đạo đức trong HS, GV phải giúp trẻ biết được những hiểu biết đó là gì, đánh giá cao tầm quan trọng của chúng, muốn sở hữu chúng và để thực hành chúng trong hành vi hàng ngày.

Hiện nay nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GD đạo đức cho HS được quy định khá rõ trong các văn bản pháp quy từ Hiến pháp (2013), Luật Giáo dục (2005, sửa đổi 2009 và 2019) đến các văn bản dưới luật hướng dẫn thực thi như Điều lệ nhà trường, Điều lệ ban cha mẹ HS…

Một khoảng trống nữa là nhận thức về biểu hiện và đánh giá đạo đức. Trong hoạt động đánh giá đạo đức thì dường như đơn phương trong nhà trường. Gia đình thường ít có phản hồi, hoặc tham gia đánh giá. Ngay cả ở cấp tiểu học, mặc dù đã có Thông tư 22/2016 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn đánh giá HS nhưng ở hầu hết các nhà trường, sự tham gia của phụ huynh là không đáng kể, nếu có thì chất lượng chưa cao.

Các văn bản này quy định rõ nhà trường và gia đình có trách nhiệm trong chăm lo, giáo dục HS đạt các mục tiêu GD đạo đức. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều khoảng trống giữa gia đình và nhà trường trong GD đạo đức HS. Khoảng trống này xuất hiện trong quan niệm về mục tiêu, vai trò, trách nhiệm, nội dung, phương pháp GD đạo đức công dân cho HS.

PGS.TS Chu Cẩm Thơ cho biết: Một khảo sát gần đây tại 10 trường tiểu học, THCS, THPT tại Hà Nội cho thấy có khoảng cách lớn giữa gia đình và nhà trường trong việc GD đạo đức cho HS. Hầu hết nhà trường cho rằng việc học ở trường chủ yếu là kiến thức, còn việc giáo dục đạo đức thuộc về gia đình.

Người đồng hành tin cậy - Ảnh minh hoạ 2
 Phát triển toàn diện học sinh cần sự phối hợp của toàn xã hội. Ảnh minh họa/ Internet

Trong khi đó có tới 98% gia đình được hỏi cho rằng “nhà trường là nơi GD chính thức, họ không có đủ điều kiện giáo dục con”. Điều này thể hiện trong một số vụ việc điển hình như cô giáo bắt học sinh quỳ ở Thường Tín – Hà Nội. Cô giáo bất lực trước HS hư, không chịu học, cô cho rằng không thể dạy được những HS này…

“Huấn luyện” phụ huynh thành những người đồng hành

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, để lấp đầy khoảng trống, trước hết các nhà trường cần cụ thể hóa mục tiêu GD đạo đức đến mức chỉ báo các hành vi của HS, huấn luyện phụ huynh trong nhận diện và điều chỉnh các con trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó, phụ huynh sẽ nâng cao các mục tiêu, nội dung, biện pháp GD, kỉ luật và chủ động phối hợp với nhà trường trong thực thi GD học sinh.

Cùng phụ huynh xây dựng mục tiêu, kế hoạch giáo dục của toàn trường, của con em họ, rồi cụ thể hóa mục tiêu ấy thành những việc HS cần được làm, cần được rèn luyện ở trong gia đình. Huấn luyện nề nếp, kỉ luật cho con; đánh giá con. Điều mà các nhà trường nên làm đó là thành lập CLB cho cha mẹ mà ở đó có hoạt động hướng nghiệp. Làm bạn cùng con, thấu hiểu con. “Huấn luyện” phụ huynh giúp con an toàn trước những xâm hại.

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, đầu năm học, thay vì chỉ họp phụ huynh và đơn phương “đòi hỏi”, đưa ra những yêu cầu chung chung như đề nghị gia đình phối hợp, quan tâm... mỗi nhà trường, mỗi giáo viên nên tìm cách và “huấn luyện” “hỗ trợ” chính các phụ huynh, để họ biết, họ hiểu, họ làm cùng. “Giáo dục là công việc chung”, phụ huynh không chỉ là người “tham dự” mà là người đồng hành.

Tác giả bài viết: Lê Đăng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2327 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập588
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm586
  • Hôm nay99,460
  • Tháng hiện tại1,009,052
  • Tổng lượt truy cập49,334,735
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944