Nhiều cơ hội trúng tuyển vào ngành âm nhạc

Thứ hai - 29/06/2020 00:53 863 0
GD&TĐ - Bên cạnh việc bảo đảm điều kiện điểm số các môn văn hóa kỳ thi tốt nghiệp THPT, thí sinh xét tuyển vào ngành liên quan đến âm nhạc phải vượt qua kỳ thi năng khiếu theo quy định của từng trường.
Nhiều cơ hội trúng tuyển vào ngành âm nhạc

Cơ hội với chuyên ngành 2

Theo TS Đặng Huy Hoàng (Phó phụ trách phòng Đào tạo - Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Nhạc viện TPHCM), năm 2020, Nhạc viện TPHCM tuyển sinh đào tạo các ngành, chuyên ngành: Piano, Thanh nhạc, Piano nhạc nhẹ, Guitar nhạc nhẹ, Gõ nhạc nhẹ, Organ điện tử, Violin, Sáng tác âm nhạc, Sáo trúc, Tranh, Bầu, Âm nhạc học, Chỉ huy hợp xướng…

Trong đó, nhà trường ưu tiên tuyển sinh ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, Biểu diễn nhạc cụ phương Tây - cổ điển (trừ Violin). Đối với ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, học phí được miễn, thí sinh còn hưởng tiền bồi dưỡng nghề.

Thí sinh có thể đăng ký thi Chuyên ngành 2 (bậc Trung cấp), có thể chọn 2 hoặc 3 chuyên ngành. Hình thức thi tuyển sinh hoàn toàn năng khiếu về chuyên môn và kiến thức, để Hội đồng thi phát hiện những thí sinh có năng khiếu (mặc dù chưa học hoặc mới biết) trong một số chuyên ngành mà số lượng học sinh hiện còn ít. Đồng thời, thí sinh bậc ĐH vẫn có thể đăng ký thi Chuyên ngành 2. Đây cũng là một phương án để thí sinh không đậu bậc ĐH vẫn có cơ hội trúng tuyển (chấp nhận học bậc Trung cấp).

Lưu ý cho các bậc, ngành, chuyên ngành

Nhiều cơ hội trúng tuyển vào ngành âm nhạc - Ảnh minh hoạ 2
Một buổi học của SV Nhạc viện TPHCM. Ảnh: IT

TS Đặng Huy Hoàng cho biết thêm: Với một số nhạc cụ không phổ biến (ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, Biểu diễn nhạc cụ phương Tây - cổ điển), thí sinh cần tìm hiểu để chọn nhạc cụ phù hợp với năng khiếu của mình để đăng ký thi (bậc Trung cấp).

"Các chuyên ngành đàn Dây, Accordion, Guitar, Mandolin đòi hỏi thí sinh phải học trước chuyên môn. Các chuyên ngành Kèn và Gõ giao hưởng (nếu thí sinh không học trước), yêu cầu phải có năng khiếu chuyên môn. Chuyên ngành nhạc nhẹ: Chuyên ngành Organ điện tử và Piano nhạc nhẹ đòi hỏi thí sinh phải học trước chuyên môn và có trình độ giỏi. Các chuyên ngành còn lại cũng đòi hỏi thí sinh phải học trước chuyên môn" - TS Đặng Huy Hoàng thông tin.

Cụ thể, với hệ Trung cấp 9 năm (tuổi từ 9 đến 14), đòi hỏi thí sinh phải học đàn trước, nhất là chuyên ngành Piano phải có trình độ cao. Còn với hệ Trung cấp 4 năm, thí sinh phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp THCS trở lên. Riêng ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, thí sinh cần tìm hiểu các nhạc cụ để quyết định thi chuyên ngành nào.

"Ngành Sáng tác âm nhạc, Âm nhạc học, chuyên ngành Chỉ huy hợp xướng: Phần thi kiến thức tổng hợp đòi hỏi thí sinh phải học trước để có thể thi xướng âm (nhìn vào bài nhạc đọc đúng trường độ và cao độ), ghi âm (nghe một số lần/bài nhạc ngắn, ghi lại đúng cao độ và trường độ), cũng như biết khái quát về nhạc lý. Thí sinh cũng phải học trước Piano để thi đàn Piano" - TS Đặng Huy Hoàng lưu ý.

Ngoài ra, trong phần thi chuyên ngành, thí sinh phải học nhạc trước để đáp ứng các yêu cầu thi. Chẳng hạn, với ngành Âm nhạc học, thí sinh phải có kiến thức âm nhạc và khả năng viết một bài tiểu luận tại chỗ. Đề thi sẽ ra về các trào lưu âm nhạc và một số tác giả điển hình châu Âu và Việt Nam; âm nhạc truyền thống, ca khúc Việt Nam; Với ngành Piano, Violin, đòi hỏi thí sinh phải học trước về Ký xướng âm và biết khái quát về nhạc lý để thi.

Đối với các chuyên ngành Thanh nhạc, Thanh nhạc nhạc nhẹ (Pop, Rock, Jazz)... hội đồng thi chú ý nhiều đến năng khiếu chuyên môn. Thí sinh cần học trước Ký xướng âm vì nhiều thí sinh rớt do chuyên môn đạt nhưng điểm thi kiến thức không đạt.

Ở bậc ĐH (4 năm), Nhạc viện TPHCM yêu cầu thí sinh có trình độ văn hóa tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT, hoặc Trung cấp (chuyên nghiệp, nghề). Nếu tốt nghiệp Trung cấp, phải có điểm thi tốt nghiệp 3 môn Văn, Sử, Địa từ 5,0 trở lên; hoặc phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.

Theo TS Đặng Huy Hoàng, về trình độ chuyên môn, nếu không có bằng Trung cấp hoặc Cao đẳng âm nhạc, thí sinh phải có trình độ âm nhạc tương đương (đã học nhạc (ở trung tâm, lớp nhạc...), có trình độ chuyên môn và kiến thức tương đương với HS tốt nghiệp trung cấp âm nhạc cùng chuyên ngành thí sinh dự thi). Trình độ của thí sinh về chuyên môn, sau đó là kiến thức, điều kiện cần thiết, bắt buộc; nếu chỉ có năng khiếu sẽ không đạt.

Lựa chọn chuyên ngành phù hợp với năng khiếu

Để vào học tại Nhạc viên TPHCM, TS Đặng Huy Hoàng lưu ý: Trước tiên thí sinh cần nghiên cứu kỹ thông báo tuyển sinh để chọn chuyên ngành phù hợp nhất với năng khiếu của mình (trường hợp này thường chỉ ở bậc trung cấp vì ở bậc ĐH, thí sinh thường sẽ thi tiếp chuyên ngành đã học). Nếu cảm thấy có 2, 3 chuyên ngành tương đối phù hợp, thí sinh có thể đăng ký.

Thứ hai, phải biết trình độ của mình có thể đáp ứng yêu cầu của chuyên ngành muốn dự thi hay không. Ở bậc trung cấp, một số chuyên ngành đòi hỏi phải học trước (chuyên môn, kiến thức hay cả hai), một số chuyên ngành còn yêu cầu thí sinh phải có một trình độ chuyên môn nhất định; còn một số chuyên ngành chỉ yêu cầu nếu thí sinh chưa học trước, có thể thi tuyển năng khiếu. Ở bậc ĐH, yêu cầu là trình độ tương đương với học sinh tốt nghiệp trung cấp.

Cuối cùng, thí sinh nghiên cứu các chuyên ngành được đăng ký (Chuyên ngành 2- bậc trung cấp) để chọn phù hợp với năng khiếu của mình. Thí sinh bậc ĐH có thể chọn Chuyên ngành 2 nếu muốn có cơ hội trúng tuyển.

-Ngành Âm nhạc học: Thí sinh chọn 1 trong 2 đề thi theo 3 hướng: Kiến thức âm nhạc kinh viện (các trường phái âm nhạc, nhạc sĩ thế giới và Việt Nam), âm nhạc và xã hội, âm nhạc truyền thống Việt Nam.

-Chuyên ngành Thanh nhạc: Thí sinh thi đầy đủ các thể loại: Bài luyện thanh, ca khúc nghệ thuật Việt Nam, Romance, Aria, nếu thiếu thì sẽ bị loại (mặc dù có năng khiếu tốt).

(Theo Nhạc viện TPHCM)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2323 | lượt tải:365

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2196 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập426
  • Hôm nay55,514
  • Tháng hiện tại905,860
  • Tổng lượt truy cập49,231,543
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944