Nhiều thuận lợi trong tuyển sinh 2018

Thứ sáu - 13/07/2018 20:29 414 0
GD&TĐ - Phổ điểm thi các tổ hợp môn xét tuyển được chuyên gia tuyển sinh các trường ĐH đánh giá cao. Nó không chỉ thể hiện sự phân hóa mạnh mẽ của đề thi năm nay, mà còn mang đến sự thuận lợi trong công tác tuyển sinh cho các trường. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, sẽ là cuộc cạnh tranh khốc liệt của các trường top đỉnh để tìm kiếm những thí sinh xuất sắc.
Nhiều thuận lợi trong tuyển sinh 2018

Trường top giữa sẽ dồi dào nguồn tuyển

So sánh phổ điểm mới công bố với mức điểm sàn năm vừa rồi thấy gần như tương đương nhau. Đây là điều hợp lý cho công tác xét tuyển. Tuy nhiên, theo phổ điểm đang có có thể dự báo ngưỡng điểm sàn xét tuyển của các trường phần lớn sẽ từ 14 điểm trở lên, các trường top trên có mức sàn xét tuyển cũng không quá 18 điểm. Do đó, các trường có mức điểm trúng tuyển dưới 20 điểm sẽ ít có biến động, nếu có tăng - giảm thì mức sẽ không nhiều, chỉ khoảng dưới 1 điểm. Với các trường có mức điểm trúng tuyển hàng năm từ 23 điểm trở lên sẽ có mức giảm cao hơn, trong khoảng từ 1 điểm đến 3 điểm

 
ThS Phạm Thái Sơn chia sẻ

Theo ThS Phạm Thái Sơn - Giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, phổ điểm của các khối năm nay phân hóa cao, số lượng thí sinh đạt điểm cao từ 24 điểm trở lên giảm nhiều so với các năm trước. Nhưng dải điểm các tổ hợp xét tuyển khá tập trung ở phân khúc giữa (5 - 7 điểm).

Tương tự, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM - nhìn nhận, ngoại trừ môn Ngoại ngữ có phổ điểm đều thì các môn còn lại điểm thi phân hóa cao. Năm 2017, phổ điểm các môn nghiêng về điểm 6 - 7 điểm thì năm nay nghiêng về 5 - 6 điểm. Năm nay, dải điểm từ 15 - 19 điểm chiếm đa số, mức điểm từ 20 điểm trở lên không nhiều. Vì vậy, những trường năm ngoái có mức điểm chuẩn 15 - 16 điểm theo PGS.TS Dũng về cơ bản vẫn ổn định và sẽ có nguồn tuyển tốt.

Thực tế, ngay khi phổ điểm thi các môn thi THPT quốc gia được công bố, nhiều chuyên gia đã khẳng định điểm chuẩn các trường top trên sẽ có biến động, vì sự phân hóa của đề thi năm nay tốt. Những trường có ngưỡng điểm cao ngất như Y Dược, Y khoa Phạm Ngọc Thạch hay Ngoại thương chắc chắn nhiều ngành sẽ phải giảm điểm chuẩn, cũng như bước chân vào cuộc “cạnh tranh” gay gắt để tìm kiếm thí sinh giỏi cho mình.

TS Trần Đình Lý - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TPHCM phân tích, việc điểm thí sinh nằm nhiều ở phân khúc giữa sẽ mang đến sự thuận lợi lớn trong công tác xét tuyển cho các trường. Tuy nhiên, nếu các trường chỉ chăm chăm vào một mục tiêu nguồn tuyển mà đưa ra ngưỡng điểm chuẩn xét tuyển quá thấp sẽ gây biến động trong công tác xét tuyển của các trường khác.

Tuyển sinh khối A, C, D sẽ có biến động về điểm chuẩn

Dự báo về công tác xét tuyển sắp tới với khối ngành đào tạo tuyển sinh phần nhiều của trường nằm ở tổ hợp khối C, C01, D và B, một đại diện phòng tuyển sinh Trường ĐH Luật TPHCM cho biết có thể vài ngành của trường sẽ có điều chỉnh ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển. Tuy nhiên, do trường có bài thi kiểm tra đánh giá năng lực (ngày 19/7 tới) cũng chiếm một tỉ lệ điểm xét tuyển nên việc các ngành học trong tổ hợp xét tuyển có môn Lịch sử ít nhiều sẽ có biến động nhẹ khi điểm của thí sinh khá thấp.

Đây là dự báo của nhiều chuyên gia đưa ra khi phổ điểm môn thi Lịch sử thấp bất thường, điểm thi môn Toán phân hóa rõ rệt.

TS Phạm Tấn Hạ - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM - nhìn nhận: Năm nay phổ điểm tốt nghiệp THPT thấp hơn năm ngoái, nhất là môn như Lịch sử nên rất có khả năng điểm chuẩn một số ngành của trường sẽ giảm. Vì vậy, TS Hạ chỉ lưu ý thí sinh cần cân nhắc mức điểm mình có, tìm hiểu ngành nghề, ngưỡng điểm chuẩn năm ngoái mà mình dự kiến theo học để có đăng ký xét tuyển phù hợp. Đặc biệt là cần giữ nguyên nguyện vọng ở vị trí ưu tiên nhất.

Không phải là trường tuyển sinh các khối thi thuộc tổ hợp khối C, B, D nhưng với phần lớn ngành học được tuyển sinh bằng tổ hợp môn khối A, A01 (có môn Toán) Trường ĐH Kinh tế TPHCM năm nay có thể sẽ có điều chỉnh điểm trúng tuyển một vài ngành.

Th.S Nguyễn Văn Đương - Phó Trưởng Phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TPHCM - nhận định: Với mức độ phân hóa cao của môn Toán, cùng phổ điểm môn thi này nằm phần lớn ở ngưỡng điểm 4,5 - 7 điểm, nên có thể điểm sàn của trường năm nay phân hóa ở nhiều mức khác nhau. Bên cạnh những ngành truyền thống được thí sinh biết đến lâu nay sẽ có điểm chuẩn ổn định, nhiều ngành thí sinh chưa nắm thông tin đầy đủ thì điểm chuẩn chắc sẽ thấp hơn.

Tác giả bài viết: Anh Tú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1289 | lượt tải:289

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 981 | lượt tải:264

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2294 | lượt tải:355

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2851 | lượt tải:465

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2167 | lượt tải:314
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập92
  • Hôm nay19,326
  • Tháng hiện tại566,928
  • Tổng lượt truy cập48,892,611
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944