Phân định rõ tài sản của nhà trường với tài sản của thành viên góp vốn

Thứ ba - 22/05/2018 03:03 689 0
GD&TĐ - Quyền sở hữu tài sản, chuyển nhượng vốn của cơ sở giáo dục ngoài công lập được quy định như thế nào trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi?
Phân định rõ tài sản của nhà trường với tài sản của thành viên góp vốn

Dự thảo sửa đổi từ tài sản thuộc sở hữu của thành viên góp vốn thành tài sản thuộc sở hữu của nhà trường để phù hợp với Bộ Luật Dân sự 2015 về pháp nhân. Theo Bộ Luật Dân sự 2015 thì một trong những dấu hiệu để một tổ chức là pháp nhân là tổ chức đó phải có tài sản riêng, độc lập với tài sản của các tổ chức cá nhân khác và pháp nhân đó chịu trách nhiệm vật chất bằng tài sản đó trước người thứ ba.

Cụ thể, sửa lại Điều 67 Quyền sở hữu tài sản và chuyển nhượng vốn theo hướng: Tài sản, tài chính của trường ngoài công lập thuộc sở hữu của pháp nhân nhà trường. Tài sản, tài chính của trường ngoài công lập được Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật.

Tài sản thuộc sở hữu của trường tư thục được hình thành từ vốn góp của các thành viên, được xác định bằng biên bản góp vốn của các cổ đông và ghi trong điều lệ nhà trường.

Các cổ đông có trách nhiệm chuyển quyền sở hữu phần tài sản góp vốn cho nhà trường theo quy định.

Ngoài ra để đảm bảo sự ổn định của nhà trường, tránh ảnh hưởng tới quyền lợi của học sinh, dự thảo giao cho Chính phủ quy định cụ thể việc rút vốn, chuyển nhượng vốn đối với trường ngoài công lập.

Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi sửa đổi quy định này để tách bạch/phân định rõ tài sản của nhà trường với tài sản của cổ đông/thành viên góp vốn/ nhà đầu tư/nhà tài trợ; thừa nhận tài sản thuộc sở hữu của trường không làm mất quyền của cổ đông/ thành viên góp vốn/nhà đầu tư thành lập trường.

Về nguyên tắc, những người này vẫn là chủ sở hữu trường; Đồng thời, tách bạch hoạt động tài chính - tài sản của trường với hoạt động tài chính- tài sản của doanh nghiệp đầu tư thành lập trường.

Do các cơ sở giáo dục ngoài công lập được hưởng các chỉnh sách ưu đãi của nhà nước như ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai nên cần phải tách bạch giữa tài sản của trường và nhà đầu tư để minh bạch, tránh lạm dụng chính sách ưu đãi.

Tác giả bài viết: Theo PV Bộ GD&ĐT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1289 | lượt tải:289

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 980 | lượt tải:264

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2293 | lượt tải:355

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2851 | lượt tải:465

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2166 | lượt tải:314
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập99
  • Hôm nay17,207
  • Tháng hiện tại564,809
  • Tổng lượt truy cập48,890,492
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944