Quảng Trị: Tìm giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi

Thứ tư - 06/11/2019 19:54 522 0

Quảng Trị: Tìm giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi

GD&TĐ - Ngày 6/11, ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Trị đã tổ chức hội thảo “Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giói văn hóa cấp THPT”. Hội thảo nhằm đánh giá những hạn chế, tồn tại để có giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh giỏi của ngành.

Theo đánh giá của ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Trị, công tác nâng cao chất lượng giáo dục đại trà trong thời gian qua đã có những khởi sắc khi kết quả đạt được so với tỉnh thành trong toàn quốc qua kỳ thi THPT quốc gia thường xếp ở nữa trên trong số 64 tỉnh thành.

Tuy nhiên, về công tác giáo dục mũi nhọn, bồi dưỡng học sinh giỏi chưa tương xứng với tiềm lực vốn có của Quảng Trị bởi nhiều nguyên nhân khách quan khó khắc phục, nhưng rõ ràng công tác quản lý, chỉ đạo, từ phía đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi vẫn còn hạn chế dẫn đến chưa nâng cao được chất lượng giáo dục học sinh giỏi.

Quảng Trị: Tìm giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi - Ảnh minh hoạ 3
Lãnh đạo ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Trị khen thưởng đối với những học sinh giỏi đạt giải tại các kỳ thi quốc gia năm học 2018-2019 

Tại hội thảo này, đã có nhiều ý kiến phát biểu từ cơ sở thể hiện tinh thần, trách nhiệm và sự quan tâm rất lớn về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn hoá cấp THPT, đánh giá đúng thực trạng và có những kiến nghị về các phương án bồi dưỡng làm sao để học sinh của tỉnh Quảng Trị có được kết quả cao trong các kỳ thi.

Thầy giáo Hoàng Xuân Thuỷ, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị chia sẻ: Tại hội thảo này, các tham luận đã đề cập đến nhiều gốc độ từ công tác quản lý, xây dựng kế hoạch, lựa chọn đội tuyển, phương pháp ôn luyện và các giải pháp hỗ trợ; đồng thời chia sẻ các cách làm hay, sáng tạo.

Quảng Trị: Tìm giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi - Ảnh minh hoạ 4
 Sự thành công của các em học sinh tại các kỳ thi quốc gia có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ giáo viên bồi dưỡng các đội tuyển dự thi học sinh giỏi văn hoá cấp THPT

Chất lượng học sinh giỏi Quốc gia của tỉnh Quảng Trị đã có hướng phát triển cả về số lượng và chất lượng; đã có học sinh đạt giải cao trong khu vực và quốc tế. Kết quả này góp phần động viên, thúc đẩy phong trào học tập của học sinh, giảng dạy của giáo viên; tạo thêm động lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh toàn tỉnh.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy số lượng học sinh đạt giải Quốc gia, Khu vực và Quốc tế còn ít, chưa bền vững; chưa đồng đều giữa các môn, có một số môn chất lượng thấp. Chất lượng học sinh giỏi văn hoá của các trường THPT chưa đồng đều; có một số trường có rất ít học sinh tham gia thi học sinh giỏi văn hoá cấp tỉnh.

Việc gắn kết đổi mới công tác BDHSGVH với đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế. Công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên để bắt kịp xu hướng đổi mới trong đề thi, nội dung; sử dụng tiếng Anh để khai thác nguồn học liệu trong công tác ôn thi HSG còn rất kiêm tốn. Công tác bồi dưỡng của một số đơn vị, tổ chuyên môn còn mang tính giao khoán cho giáo viên, thiếu đi sự phối hợp.

Thầy giáo Hoàng Xuân Thuỷ cũng cho biết thêm, để có được chất lượng học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi văn hoá cấp THPT trước hết là các đơn vị chuyên môn thuộc Sở GD&ĐT cần phải chỉ đạo sát công tác bồi dưỡng và tổ chức thi học sinh giỏi phù hợp với thực tiễn.

Quảng Trị: Tìm giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi - Ảnh minh hoạ 5
 Hội thảo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi văn hoá cấp THPT của ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Trị.

Một trong những điểm sáng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, cần nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các tỉnh bạn để duy trì và phát triển vững chắc kết quả chất lượng mũi nhọn. Có chiến lược đầu tư lâu dài để tăng số lượng học giải khu vực và quốc tế. Đào tạo đội ngũ giáo viên bồi dưỡng chuyên về cả chuyên môn và ngoại ngữ để đáp ứng nhiệm vụ.

Các trường THPT cần tăng cường đầu tư công tác Bồi dưỡng học sinh và xây dựng Kế hoạch cụ thể, tạo nên một phong trào sâu rộng trong đơn vị nhằm phát huy thế mạnh đồng thời khắc phục các tồn tại, tạo điều kiện thuận lợi nhất, để phát triển chất lượng học sinh giỏi.

Mặt khác, giáo viên cần tăng cường tự học, thông qua việc tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi để rèn luyện chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức cho bản thân; vừa làm tốt công tác bồi dưỡng theo phân công vừa giúp đỡ các giáo viên trong tổ thực hiện tốt nhiệm vụ…

Tác giả bài viết: Vĩnh Quý

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1002 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2324 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2876 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2199 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập487
  • Hôm nay50,983
  • Tháng hiện tại960,575
  • Tổng lượt truy cập49,286,258
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944