Sai phạm trong liên kết đào tạo: Lỏng lẻo quản lý từ cơ sở

Thứ ba - 02/07/2019 01:58 480 0

Sai phạm trong liên kết đào tạo: Lỏng lẻo quản lý từ cơ sở

GD&TĐ - “Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động GD-ĐT. Trong đó, chú trọng chấn chỉnh hoạt động liên kết đào tạo...” - Đó là chỉ đạo của Quốc hội đối với Bộ GD&ĐT thời gian qua. Cùng với đó, căn cứ theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã tiến hành rà soát, thanh tra hoạt động liên kết đào tạo, đào tạo ngoài trụ sở chính. Kết quả cho thấy còn nhiều sai phạm trong hoạt động cần chấn chỉnh.

Nhiều sai phạm

Qua báo cáo của các trường đại học (ĐH), học viện về hoạt động liên kết đào tạo, đào tạo ngoài trụ sở chính... cho thấy có 90 trường (tỉ lệ 38,8%) báo cáo không có hoạt động liên kết đào tạo/đào tạo ngoài trụ sở chính. 2 ĐH quốc gia, 1 ĐH vùng, 56 trường ĐH, học viện báo cáo hoạt động liên kết đào tạo/đào tạo ngoài trụ sở chính có đủ văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Có 2 ĐH vùng, 50 trường ĐH, học viện (tỉ lệ 22,4%) báo cáo có hoạt động liên kết đào tạo/đào tạo ngoài trụ sở chính không có/không có đủ văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Một số trường có nhiều lớp liên kết đào tạo nhưng không có văn bản cho phép của Bộ GD&ĐT.

Một số cơ sở GDĐH báo cáo có các lớp đào tạo trình độ thạc sĩ ngoài trụ sở chính chưa có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Một số trường liên kết đào tạo với đơn vị không đúng đối tượng liên kết như: Liên kết với trung tâm dạy nghề; liên kết với Cục Tài chính, liên kết với các trung tâm GDTX cấp huyện; liên kết với Hội Nhà báo, Đảng ủy khối doanh nghiệp...

Nhiều trường hợp thực hiện liên kết đào tạo giữa hai đơn vị/hai cơ sở giáo dục đại học trên cùng địa bàn tỉnh/thành phố/thị xã, nhất là trên địa bàn hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM.

Sai phạm trong liên kết đào tạo: Lỏng lẻo quản lý từ cơ sở - Ảnh minh hoạ 2Ảnh MH

Qua hoạt động Thanh tra 2018 cũng phát hiện một số sai phạm trong liên kết đào tạo như: Liên kết đào tạo khi chưa được phép của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, liên kết đào tạo với đối tượng không đúng quy định. Thanh tra Bộ đã xử lý và kiến nghị xử lý theo quy định pháp luật: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đối với Trường ĐH Trưng Vương, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TPHCM, buộc chuyển lớp về trụ sở chính để tổ chức đào tạo theo quy định.

Năm 2019, qua Thanh tra tại 5 cơ sở giáo dục ĐH và 2 sở GD&ĐT đã phát hiện 8 cơ sở giáo dục ĐH với vai trò là đơn vị chủ trì liên kết đào tạo trình độ đại học hoặc đào tạo trình độ thạc sĩ ngoài trụ sở chính chưa đúng quy định pháp luật với 28 cơ sở giáo dục với vai trò là đơn vị phối hợp đào tạo.

Các đoàn thanh tra cũng đã và đang tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính đối với các đơn vị này, đang trong quá trình xử lý theo quy định pháp luật. Tổng số đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt thông qua thanh tra 5 cơ sở giáo dục ĐH và 2 sở GD&ĐT lên tới 38 đối tượng...

Những vi phạm điển hình qua rà soát đã phát hiện ra gồm: Liên kết đào tạo khi chưa được phép của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền; Đối tác liên kết, địa điểm đặt lớp chưa đúng quy định; Liên kết đặt lớp tại bên thứ 3 không đúng quy định; Đào tạo trình độ thạc sĩ ngoài trụ sở chính khi chưa được phép của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền; Liên kết đào tạo trình độ đại học chính quy.

Sai phạm trong liên kết đào tạo: Lỏng lẻo quản lý từ cơ sở - Ảnh minh hoạ 3
 Ngày tốt nghiệp

Quản lý lỏng lẻo

Theo Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Huy Bằng, qua công tác thanh tra cho thấy việc quản lý Nhà nước về hoạt động liên kết đào tạo trên địa bàn của địa phương còn lỏng lẻo.

Có sở GD&ĐT chưa quản lý được hoạt động LKĐT của các đơn trình hồ sơ đề nghị Sở cho ý kiến về việc mở lớp LKĐT, chưa biết các đơn vị có được Bộ GD&ĐT cho phép thực hiện LKĐT hay không; chưa quản lý được hoạt động LKĐT đối với các cơ sở giáo dục có hoạt động LKĐT trên địa bàn; chưa thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền đối với việc thực hiện Quy định về LKĐT của các lớp đặt trên địa bàn...

Thời gian tới, Thanh tra Bộ sẽ đề nghị Bộ trưởng giao cho Vụ GDĐH có văn bản chấn chỉnh về hoạt động liên kết đào tạo/đào tạo văn bằng 2/đào tạo liên thông gửi đến các cơ sở GDĐH và các sở GD&ĐT. Đồng thời Thanh tra Bộ sẽ có văn bản chấn chỉnh đối với 31 trường không báo cáo về hoạt động liên kết đào tạo, đào tạo ngoài trụ sở chính...

Có sở GD&ĐT lại rơi vào tình trạng hồ sơ do cơ sở đào tạo gửi đến không có kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, không có thuyết minh về các điều kiện đảm bảo chất lượng của việc thực hiện chương trình; chưa có báo cáo định kỳ gửi UBND tỉnh và Vụ Giáo dục Thường xuyên (Bộ GD&ĐT) về hoạt động liên kết đào tạo trên địa bàn; chưa kịp thời phát hiện một số sai phạm trong hoạt động liên kết đào tạo của các đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, mặc dù việc tổ chức liên kết đào tạo đã được Bộ GD&ĐT quan tâm chỉ đạo, quản lý, song trên thực tế còn nhiều khó khăn, vướng mắc và vi phạm quy chế.

Ví như: Các địa phương (UBND tỉnh/Sở GDĐT) chưa thực sự quan tâm, chưa có kinh nghiệm quản lý hoạt động liên kết đào tạo nên chưa nắm được tình hình để hoạt động liên kết đào tạo trên địa bàn diễn biến phức tạp.

Các trường ĐH chưa tập trung rà soát, bám sát quy định triển khai về liên kết đào tạo; chưa kịp thời thanh tra, kiểm tra để phát hiện, chấn chỉnh. Vì vậy, việc vi phạm quy định về liên kết đào tạo của các trường khá phổ biến.

Một số cơ sở giáo dục ĐH đặt các lớp đào tạo chính quy tại các địa điểm trong cùng địa phương.

Không có chế tài xử lý đối với việc các sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục ĐH không thực hiện việc báo cáo đối với Bộ GD&ĐT...

Từ thực tế hoạt động liên kết đào tạo, đào tạo ngoài trụ sở chính thời gian qua còn nhiều sai phạm. Thanh tra Bộ GD&ĐT đã đưa ra hàng loạt kiến nghị nhằm chấn chỉnh hoạt động này. Trong đó, Thanh tra Bộ cũng sẽ tăng cường công tác thanh tra đối với hoạt động liên kết đào tạo, đào tạo ngoài trụ sở chính, kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm (nếu có) của các trường theo quy định.

Tuy nhiên, thiết nghĩ, vai trò trách nhiệm của địa phương, Sở GD&ĐT, các trường ĐH, viện... trong công tác quản lý, đào tạo cần nghiêm túc thực hiện đúng quy định, chủ động tháo gỡ khó khăn từ khi bắt đầu. Đó sẽ là giải pháp tối ưu để giảm và chấm dứt sai phạm trong hoạt động liên kết đào tạo đang phổ biến hiện nay.

Tác giả bài viết: Đức Trí (thực hiện)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2328 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập584
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm575
  • Hôm nay110,153
  • Tháng hiện tại1,019,745
  • Tổng lượt truy cập49,345,428
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944