Sinh viên sư phạm được vay tín dụng: Đầu tư hiệu quả và không tràn lan

Thứ hai - 11/06/2018 09:19 518 0
GD&TĐ - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đề xuất thay thế quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm bằng hình thức cho vay tín dụng. Theo đại biểu Hoàng Văn Cường – đoàn Hà Nội, đây là một trong những giải pháp để đưa chất lượng ngành Sư phạm được tốt hơn.
Sinh viên sư phạm được vay tín dụng: Đầu tư hiệu quả và không tràn lan

Đại biểu Cường phân tích, dự thảo Luật đề xuất sẽ không miễn học phí cho sinh viên học sư phạm như hiện nay mà thay vào đó là cho phép sinh viên vay tín dụng. Sau khi tốt nghiệp nếu sinh viên đó làm việc trong ngành giáo dục thì sẽ không phải hoàn trả số tiền vay đó.

Đây là cơ chế rất tốt, bởi theo đó nhà nước chỉ đứng ra bao cấp cho các lĩnh vực đào tạo mà mang tính chất phổ cập bắt buộc vì đó là trách nhiệm của nhà nước. Ngoài phần phổ cập, người học sẽ phải đóng tiền. Khi phải đóng tiền thì mọi người sẽ hiểu cái gì thực sự cần và phù hợp với họ.

Nếu đi học mà không phải đóng học phí thì có thể sẽ có những động cơ đi học không được tốt. Khi đó chưa chắc sau khi ra trường họ sẽ sử dụng kết quả đó để phục vụ cho xã hội.

Với chính sách như trong dự thảo Luật đề xuất sẽ tạo được sự công bằng xã hội. Nếu như sau khi học, bạn trở thành giáo viên thì bạn sẽ được miễn hoàn toàn khoản vay đó, nhưng nếu như bạn không làm giáo viên thì bạn sẽ không được hưởng khoản hỗ trợ đó. Đây là chính sách đầu tư đúng hướng và hiệu quả, không tràn lan như trước.

Tuy nhiên, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, với chính sách đó thì chưa đủ để hấp dẫn học sinh giỏi vào ngành sư phạm. Bởi nó mới chỉ là hỗ trợ cho những người tâm huyết, có mong muốn trở thành giáo viên.

“Theo tôi, chính sách quan trọng nhất đối với việc ưu đãi sư phạm đó là quá trình tuyển dụng, đảm bảo sau quá trình đào tạo giáo viên đều có việc làm. Nếu Luật giáo dục mà đảm bảo được vấn đề việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiêp thì các trường sư phạm sẽ có sức hút hơn" - đại biểu Cường nhấn mạnh.

Ngoài ra, chế độ tiền lương của giáo viên cũng cần được thỏa đáng, đặc biệt trong xã hội ngày nay bản thân mỗi người luôn phải chịu nhiều tác động nhiễu từ thị trường. Do đó, đề xuất về chế độ tiền lương của giáo viên cũng phải đảm bảo thỏa đáng.

Tác giả bài viết: Minh Phong (ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1289 | lượt tải:289

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 980 | lượt tải:264

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2293 | lượt tải:355

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2851 | lượt tải:465

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2167 | lượt tải:314
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập78
  • Hôm nay17,536
  • Tháng hiện tại565,138
  • Tổng lượt truy cập48,890,821
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944