Sức hút vào Sư phạm nằm ở đầu ra, điều kiện làm việc...

Thứ ba - 12/06/2018 00:42 400 0
GD&TĐ - Đây là một nội dung được Đại biểu Quốc hội Phạm Tất Thắng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - trao đổi ngoài hành lang Quốc hội về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Sức hút vào Sư phạm nằm ở đầu ra, điều kiện làm việc...

- Đâu là nội dung ông tâm đắc trong dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục lần này?

Luật Giáo dục qua quá trình triển khai hơn 10 năm đã bộc lộ nhiều bất cập. Với tinh thần sửa đổi Luật Giáo dục một cách cơ bản, dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đã đề cập đến những vấn đề đang vướng mắc, bất cập, nút thắt ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục đào tạo.

Có 2 nội dung tôi tâm đắc trong dự thảo Luật. Thứ nhất là những sửa đổi, bổ sung hướng tới người học, dự thảo Luật đã quy định rõ phổ cập bắt buộc cấp tiểu học, hướng tới phổ cập THCS; sửa đổi, bổ sung quy định về phân công công tác cho người đi học cử tuyển sau khi tốt nghiệp bằng chính sách ưu tiên trong tuyển dụng cán bộ, công chức...

Thứ hai là đối với người dạy, có nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học, trung học cơ sở; giảng viên giảng dạy trình độ đại học và giảng viên giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ để đảm bảo chất lượng đào tạo, giảng dạy.

- Một trong những nội dung được dư luận rất quan tâm là chính sách lương với nhà giáo. Ông có ý kiến gì không khi nội dung này được đưa ra khỏi dự thảo Luật.

Thực tế, cử tri và giáo viên rất quan tâm đến nội dung này. Trong Nghị quyết của Đảng hơn chục năm trước đã nêu phải xác định thang bảng lương riêng cho nhà giáo đảm bảo cao nhất trong hệ thống bảng lương. Nội dung này ban đầu xây dựng luật đã được đưa vào, nhưng đến thời điểm này thì “không duy trì” được nữa, mặc dù thấy rất cần thiết.

Tuy nhiên, Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội vẫn muốn phải bám sát Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là những Nghị quyết đã nêu về việc xây dựng thang bảng lương riêng cho đội ngũ nhà giáo, thể hiện sự quan tâm của xã hội, của nhà nước đối với giáo dục đào tạo, cũng như đối với đội ngũ nhà giáo – đây là đội ngũ có vai trò quyết định chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.

Sức hút vào Sư phạm nằm ở đầu ra, điều kiện làm việc... - Ảnh minh hoạ 2
Ông Phạm Tất Thắng trả lời báo Giáo dục và Thời đại bên hành lang Quốc hội 

- Ông có đề xuất cụ thể gì về vấn đề lương nhà giáo khi đưa vào Đề án cải cách tiền lương?

Nghị quyết của Đảng xác định lương nhà giáo là bậc lương cao nhất trong bảng lương công chức, viên chức - đã có hơn chục năm nay, nhưng chúng ta chưa thể chế hoá được điểm này. Đây là thời điểm chúng ta sửa đổi Luật Giáo dục, trong đó có nội dung quan trọng về đội ngũ nhà giáo.

Đồng thời với việc thực hiện Nghị quyết TW7 thì quan điểm của Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội rất muốn xây dựng thang bảng lương riêng cho đội ngũ  quản lý, đội ngũ nhà giáo để tạo điều kiện thu hút những người có khả năng tham gia ngành Giáo dục, và đó là đội ngũ đóng góp quan trọng chất lượng giáo dục.

Kỳ tuyển sinh vừa qua, điểm đầu vào của các trường khối công an rất cao, lý do khi vào trường này, sinh viên được nhà nước bao cấp toàn bộ; ra trường được ngành bố trí việc làm và thu nhập cao. Theo tôi, ngành Giáo dục cũng cần soi chiếu ngành khác để đưa vào luật để tạo sức hút cho người giỏi vào các trường sư phạm.

- Cũng liên quan đến vấn đề đội ngũ, trong đào tạo sư phạm, dự thảo Luật đề xuất thay miễn học phí bằng tín dụng sư phạm? Ông có đồng tình với đề xuất này?

Khi chính sách miễn học phí cho sinh viên các trường sư phạm ra đời thì điểm đầu vào của các trường sư phạm cao, thậm chí có những trường cao nhất. Có thể thấy chính sách này có tác dụng trong nhiều năm.

Nhưng mấy năm trở lại đây, đặc biệt nhìn vào mùa tuyển sinh năm 2017, một số trường sư phạm tuyển sinh đầu vào thấp, như vậy, chính sách này không còn sức hút nữa. Bài toán đặt ra, làm thế nào để thu hút người giỏi thi vào trường sư phạm và ra trường thì đóng góp cho ngành.

Tôi thấy cách tiếp cận của Ban soạn thảo trong xây dựng chính sách này cũng phù hợp. Tức là có chính sách vay ưu đãi, nếu như ra trường cam kết đóng góp cho ngành Giáo dục trong bao nhiêu năm thì sẽ không phải trả kinh phí tín dụng sinh viên đó. Như vậy là đúng, đó là cách tiếp cận phù hợp. Thế nhưng vẫn chưa đủ để tạo sức hút những học sinh giỏi vào trường sư phạm.

Ngành Giáo dục phải đề xuất với chính phủ, chỉ chính sách vay tín dụng chưa đủ sức hút, mặc dù nó hữu ích ở chỗ kinh phí cấp đúng người, đúng việc. Sức hút vào ngành còn ở đầu ra và cả điều kiện làm việc, lương, thu nhập, môi trường công hiến, thăng tiến… tất cả cái đó mới tạo sức hút với Ngành.

- Xin cảm ơn ông!

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1321 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1002 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2324 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2876 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2199 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập451
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm450
  • Hôm nay57,643
  • Tháng hiện tại967,235
  • Tổng lượt truy cập49,292,918
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944