Thiếu giáo dục phản biện - học sinh thành “gà công nghiệp”

Thứ năm - 06/12/2018 05:05 467 0
GD&TĐ - Cô giáo buộc học sinh trong lớp tát phạt vào mặt bạn cùng lớp 230 cái – Đó là sự sai trái nghiêm trọng về nghề nghiệp, sự thoái hóa đạo đức của một cá nhân trong nghề giáo. Không khỏi phẫn nộ về cô giáo, xót xa, thương cảm cho học sinh (HS) tuy nhiên dư luận còn đặt ra câu hỏi: Phải chăng giáo dục phản biện trong nhà trường còn hạn chế?
Thiếu giáo dục phản biện - học sinh thành “gà công nghiệp”

Minh chứng cho điều đó là vẫn còn không ít HS khi rơi vào tình huống bị bạo hành, thầy cô, bạn bè hiểu sai, ứng xử chưa đúng mực… vẫn âm thầm chịu đựng và không biết cách phản biện, phản kháng để thoát khỏi tình huống.

Không để HS thiếu kĩ năng phản biện

Cô Nguyễn Thị Kim Ngọc – Hiệu trưởng Trường TH Phan Đình Giót (Hà Nội) cho biết: Đổi mới giáo dục (GD) đòi hỏi các nhà trường, thầy cô phải làm tốt GD toàn diện; lấy HS làm trung tâm, phát triển năng lực HS… Chính vì vậy, tại Trường TH Phan Đình Giót ngoài học kiến thức trong SGK, HS còn được trang bị nhiều kĩ năng mềm, được dạy cách phản biện và nói lên mong muốn của bản thân với GV, bạn bè.

Cụ thể, trong mỗi lớp học của 5 khối lớp, trường đều đặt một hộp thư riêng để HS có thể chia sẻ suy nghĩ, phản ánh các vấn đề mà các em muốn nói. Việc đặt hộp thư riêng từng lớp không chỉ sàng lọc được thông tin một cách rõ ràng, mà bản thân BGH, GVCN sẽ được lắng nghe mong muốn, chia sẻ, phản biện từ HS toàn trường khi các em cần. Trên cơ sở đó, nhà trường, GV sẽ rút ra những điều cần làm tức thời để phù hợp hơn với HS, đồng thời qua đó nâng cao hiệu quả GD toàn diện.

Đổi mới GD đòi hỏi HS phải được GD một cách toàn diện trong đó có tư duy phản biện. Ngoài nhà trường, thì gia đình cũng cần hình thành và dạy trẻ tư duy phản biện đúng cách, kĩ năng giao tiếp. Như vậy khi gặp tình huống bất ngờ trẻ sẽ biết cách phản biện, có kĩ năng trình bày, phản ứng để thoát ra những điều không mong muốn. 

Ngoài hình thức đặt hộp thư tại lớp học, trong các giờ sinh hoạt ngoại khóa hàng tuần nhà trường khuyến khích, tạo điều kiện để HS nói lên suy nghĩ của bản thân. Các em được quyền phản ánh trên mọi phương diện: Từ chất lượng bữa ăn bán trú, thái độ ứng xử của thầy cô với học trò; bạn bè với nhau; của cô nuôi, bảo vệ; về vệ sinh trường lớp… Thậm chí, các em được khuyến khích góp ý, đưa ra mong muốn với BGH nhà trường.

Cô Ngọc khẳng định: HS của trường hồn nhiên nhưng nhiều em đã mạnh dạn nói thẳng điều các em nghĩ. Theo cô Ngọc: “Nếu mỗi giáo viên không khuyến khích, lắng nghe điều HS nói, không chơi được cùng HS… thì không chỉ tạo ra khoảng cách, xa rời HS mà quan trọng hơn GD sẽ thất bại. Nhà trường yêu cầu và mong muốn GV luôn thân thiện, biết kích thích, lắng nghe và dạy HS cách phản biện, nói lên mong muốn, chia sẻ suy nghĩ. GD hiệu quả khi đạt được hai chiều: Sự truyền đi của thầy cô và sự trao đổi, phản biện lại từ HS. Một lớp học không có sự phản biện của HS, răm rắp với những điều GV truyền tải chưa chắc đã là một lớp học tốt…”. Mặt khác, “Việc thi đua trong trường, lớp của HS cũng không đặt ra nặng nề cứng nhắc mà phải linh động. HS không thể lúc nào cũng đúng, nhưng khi các em bộc lộ những suy nghĩ, cái sai, điều chưa hiểu… thì GV mới nắm bắt được điều các em thiếu để uốn nắn, bù đắp. Mọi hoạt động GD cần hướng tới hiệu quả thiết thực và đích cuối cùng là GD toàn diện cho HS”.

Thầy Trịnh Trọng Thiết, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ (Hà Giang) chia sẻ: Sau sự việc cô giáo phạt HS bằng bạo lực gây hoang mang xã hội, nhà trường đã lấy ngay tình huống đó đưa ra giờ sinh hoạt ở các lớp. Chúng tôi muốn đặt HS vào cuộc để biết các em sẽ phản biện, xử lý ra sao; đồng thời như tiếng chuông, sự rút kinh nghiệm sâu sắc với đội ngũ giáo viên trong quá trình GD.

Tuy nhiên, thầy Thiết cũng thẳng thắn nhìn nhận: Đó là tình huống chưa từng thấy trong hàng chục năm gắn bó với nghiệp trồng người, là hiện tượng cá biệt của nghề giáo. “100% HS của trường đều là người dân tộc Mông, Nùng. Các em rất ngoan, lành trong tính cách, hành động… nhưng sự tự tin, mạnh dạn và sự phản biện trong lớp học với thầy cô bạn bè yếu và thiếu. Mặt khác, giáo dục phản biện, kĩ năng sống cho HS dân tộc còn hạn chế do nhiều lý do từ đặc thù tính cách, văn hóa người dân tộc đến trình độ GV hạn chế nhất định”, thầy chia sẻ.

Thiếu giáo dục phản biện - học sinh thành “gà công nghiệp” - Ảnh minh hoạ 2
  • Tư duy phản biện giúp HS học tập chủ động và hiệu quả hơn. Ảnh: Thanh Long

Nâng chất cho GD phản biện

Nhà giáo Lê Thị Hồng - Hiệu trưởng Trường THPT Cầu Giấy (Hà Nội) cũng cho rằng, sự việc “231 cái tát” xảy ra ở lứa tuổi THCS, khi các em chưa lớn, và là học sinh nông thôn, chưa được giáo dục đầy đủ về tư duy phản biện. Với HS ở thành phố và nếu ở lứa tuổi lớn hơn như ở bậc THPT thì HS có thể thoát khỏi tình huống này và biết bảo vệ bản thân bởi tư duy phản biện, kĩ năng sống đã dày dặn.

Tuy nhiên, ở mỗi lứa tuổi lại đòi hỏi GD tư duy phản biện, kĩ năng sống ở mức độ cao hơn với những hình thức phong phú, hiệu quả hơn. Môi trường giáo dục và cuộc sống luôn có nhiều điều bất ngờ, GD tư duy phản biện, kĩ năng sống không bao giờ thừa và không thể chủ quan.

GD tư duy phản biện hiện nay có thể nói đã được nhiều nhà trường, GV ý thức và coi trọng. Song chất lượng của GD phản biện vẫn chưa đạt hiệu quả tốt nhất cũng bởi một phần trình độ, kĩ năng, kiến thức của đội ngũ nhà giáo chưa đầy đủ, thậm chí còn nhiều hạn chế.

Nhiều thầy cô vẫn là sản phẩm của giáo dục một chiều, thiếu sự đầu tư tu dưỡng để làm mới kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp. Không loại trừ nhiều thầy cô còn hiểu chưa đúng, chưa đủ về giáo dục phản biện… Như vậy, khi bản thân giáo viên không có tư duy phản biện, hạn chế kĩ năng kiến thức thì họ khó có thể đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện đại; giáo dục HS tư duy phản biện, giáo dục kĩ năng sống cho HS từ những cấp bậc học nhỏ nhất đến cao dần.

“Việc quan trọng và cần làm hiện nay là sinh viên sư phạm – những thầy cô trong tương lai phải được đào tạo các phương pháp giáo dục tích cực, lấy HS làm trung tâm, giáo dục toàn diện, được dạy và có tư duy GD phản biện. Đối với các nhà trường, cần coi trọng vấn đề giáo dục phản biện, kĩ năng sống… cho HS bên cạnh kiến thức sách vở. Mặt khác, cần làm tốt công tác bồi dưỡng GV về kiến thức, kĩ năng, đạo đức và tư duy giáo dục phản biện” - cô Lê Thị Hồng nói.

Tác giả bài viết: Đức Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1320 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1000 | lượt tải:269

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2321 | lượt tải:364

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2874 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2195 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập302
  • Hôm nay28,035
  • Tháng hiện tại878,381
  • Tổng lượt truy cập49,204,064
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944