Tuyển dụng giáo viên: Khó chồng khó

Thứ bảy - 14/09/2019 03:33 379 0

Tuyển dụng giáo viên: Khó chồng khó

GD&TĐ - Quản lý con người (biên chế - nhân sự) của ngành GD&ĐT chủ yếu nằm trong các quy định của Luật Cán bộ, Công chức; Luật Viên chức và Luật Lao động. Dưới các bộ Luật này là các Nghị định của Chính phủ; các Thông tư liên bộ hướng dẫn thi hành Luật… Cho đến nay, những vấn đề khó khăn liên quan đến công tác tuyển dụng GV vẫn chưa thể giải quyết triệt để do ngành GD&ĐT hiện chỉ có quyền phối hợp, tham mưu.

Ngành GD chỉ được quyền phối hợp, tham mưu

Hiện nay, việc tổ chức tuyển dụng viên chức, trong đó có viên chức ngành GD, được thực hiện theo Nghị định 127/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 21/9/2018 quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về GD, tại Điều 3 quy định: “UBND cấp tỉnh có trách nhiệm: Sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở GD công lập thuộc phạm vi quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; bảo đảm đủ biên chế công chức QLGD, đủ số lượng người làm việc theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt, đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng GD, tiến tới tổ chức học 2 buổi/ngày ở GD phổ thông; chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động GD, chất lượng GD, quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động và người học thuộc phạm vi quản lý”.

Bên cạnh đó, việc tổ chức tuyển dụng viên chức, trong đó có viên chức ngành GD, còn được thực hiện theo Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 14/12/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ (thay thế Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010) về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức…

Chỉ thị 2268/CT-BGDĐT ngày 08/8/2019 của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019 - 2020 đã nói rõ: Rà soát, sắp xếp đội ngũ giáo viên bảo đảm quy định về định mức số lượng, chuẩn giáo viên đối với các cấp học; không để xảy ra tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, bảo đảm nguyên tắc ở “đâu có học sinh thì ở đó phải có giáo viên”; xử lý dứt điểm việc hợp đồng giáo viên nhiều năm mà không thực hiện tuyển dụng viên chức tại một số địa phương.

Theo đó, Điều 46 của Nghị định số 161 quy định: “Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập:

1/ Quản lý về số lượng, tiêu chuẩn, tuyển dụng, sử dụng đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp… 2/ Quyết định danh mục vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc theo phân công, phân cấp và theo quy định của Đảng và của pháp luật...”.

Như vậy, thẩm quyền tuyển dụng GV mầm non (MN) và phổ thông do UBND tỉnh - TP trực thuộc trung ương quyết định. Ngành GD&ĐT chỉ có quyền phối hợp tham mưu, cùng với ngành Nội vụ là tham mưu chính trong công tác quan trọng này.

Giảm biên chế nhưng lại…thiếu GV

Về tinh giản biên chế, các Nghị quyết Trung ương 6, 7 khóa XII; Nghị quyết số 39/NQ-TW và Kết luận số 17-KL/TW của Bộ Chính trị đều khẳng định: Thực hiện tinh giản biên chế trong cả hệ thống chính trị đến năm 2021 phải đạt 10%. Nghị quyết số 19 - NQ/TW- ngày 25/10/2017 quy định: “Giai đoạn đến năm 2021: Giảm mạnh về đầu mối, tối thiểu bình quân cả nước giảm 10% đơn vị sự nghiệp công lập. Giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2015.

Tuyển dụng giáo viên: Khó chồng khó - Ảnh minh hoạ 2
 Ảnh minh họa/ Internet

Ngành Giáo dục cũng không thể đứng ngoài chủ trương tinh giản, nhưng thực tế lại… đang thiếu GV. Tính đến đầu năm học 2019 - 2020, theo thống kê chưa đầy đủ, còn rất nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thiếu nhiều GV (thiếu trên 1.000 trở lên), đặc biệt là thiếu GV MN, GV tiểu học... Riêng 129 đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT TPHCM, năm học 2019 - 2020 cần tuyển dụng 531 viên chức, trong đó 443 GV THPT và 88 nhân viên (NV). Toàn ngành GD&ĐT TPHCM hiện còn thiếu ước tính khoảng trên 1.600 biên chế trước thềm năm học mới 2019-2020…

Tỉnh Thanh Hóa đang thiếu hơn 5.000 GV, NV. Cụ thể, khối trường trực thuộc UBND huyện quản lý thiếu 2.783 GV MN; thiếu 1.753 GV Tiểu học; khối trường THPT (thuộc Sở GD&ĐT) thiếu 280 GV và hơn 200 NV hành chính; chỉ riêng khối THCS là dư 948 GV.

Bà Nguyễn Thị Minh Giang - Giám đốc Sở GD&ĐT Kiên Giang cho biết: 3 năm qua, tỉnh luôn thiếu biên chế GV từ 700-1.000 suất, đặc biệt là GV MN. Chúng tôi đứng trước ngưỡng: Không được sử dụng hợp đồng lao động nếu ở đó đã hết chỉ tiêu biên chế. Nhưng nếu không hợp đồng thì lấy GV ở đâu dạy? Chúng tôi đã hỏi HĐND tỉnh nhưng không ai trả lời được câu hỏi đó.

Thực hiện hợp đồng viên chức có thời hạn

Nghị quyết số 19-NQ/TW chủ trương: Hiện nay, trong các giải pháp quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sẽ thực hiện chế độ hợp đồng viên chức có thời hạn đối với những trường hợp tuyển dụng mới (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn). Không thực hiện chế độ công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý Nhà nước).

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 19 yêu cầu chấm dứt việc tự phê duyệt và giao biên chế sự nghiệp vượt quá số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc thẩm định; có kế hoạch và giải pháp để giải quyết dứt điểm số viên chức và số người lao động vượt quá số biên chế được giao (trừ các đơn vị đã tự chủ tài chính).

Trên địa bàn TP Hà Nội hiện có hơn 2.700 GV dạng hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế (đang dạy học từ 5 năm - 28 năm ở tất cả các quận, huyện, thị xã của TP Hà Nội). Mới đây, UBND TP Hà Nội giao cho các quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê số lượng GV hợp đồng, để xem xét thực hiện tuyển dụng đặc biệt (theo Quyết định số 3455 - ngày 28/6/2019).

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý: “Nghị quyết 19-NQ/TW - ngày 25/10/2017 của Trung ương không yêu cầu các địa phương cắt đi 10% GV, mà là chia giai đoạn từ nay đến năm 2021 cắt giảm trung bình 10% biên chế hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Tức là nếu biên chế tự chủ được về lương, thì không tính là biên chế theo nghĩa truyền thống nữa".

Ông Đam cho rằng: “Việc thực hiện máy móc cắt 10% GV là chưa chuẩn xác”.

Tác giả bài viết: Đinh Lê Yên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2327 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập570
  • Hôm nay74,261
  • Tháng hiện tại983,853
  • Tổng lượt truy cập49,309,536
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944