Xét tuyển đặc biệt giáo viên hợp đồng: Giáo viên lo nhiều hơn mừng

Chủ nhật - 10/11/2019 02:16 434 0

Xét tuyển đặc biệt giáo viên hợp đồng: Giáo viên lo nhiều hơn mừng

GD&TĐ - Bộ Nội vụ tiếp tục khẳng định sẽ xét tuyển đặc biệt đối với các giáo viên hợp đồng lâu năm và sớm gửi văn bản hướng dẫn cho các địa phương trong việc giải quyết vấn đề còn tồn đọng. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm nhiều giáo viên lâu năm tại Hà Nội nhận được thông báo sẽ bị cắt hợp đồng. Như vậy, văn bản của Bộ Nội vụ có còn ý nghĩa?

Bộ Nội vụ đề nghị Hà Nội thực hiện xét tuyển đặc biệt

Trong phiên chất vấn ngày 7/11/2019, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết: Tổng biên chế sự nghiệp của nước ta là khoảng 1.800.000 người, riêng giáo viên khoảng hơn 1.500.000 người, chiếm tỷ lệ rất lớn.

Hiện nay, phần lớn địa phương phản ánh số giáo viên không đủ đứng lớp. Do đó, Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ và trình Bộ Chính trị, đã có kết luận và bước đầu giải quyết tại một số địa phương. Bộ Nội vụ cũng đã thông báo cho 63 tỉnh, thành phố thống kê lại tất cả lực lượng giáo viên còn thiếu để báo cáo thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị theo đúng tinh thần “có người học phải có giáo viên đứng lớp”.

Theo thống kê bước đầu, Bộ Nội vụ nhận được là 87.000 giáo viên các cấp còn thiếu. Vấn đề này, Bộ Nội vụ đã có báo cáo và xin chủ trương của Thủ tướng giao cho Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ GD&ĐT xác minh cụ thể từng địa phương và sẽ có đề xuất Chính phủ và Bộ Chính trị để tiếp tục bổ sung biên chế.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân khẳng định, cái gốc của vấn đề là phải tiến hành sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập. Hiện nay, nhiều địa phương làm rất tốt, giảm giáo viên rất tốt và cũng không cần đề nghị tăng thêm biên chế giáo viên. Ngoài ra, mỗi năm còn tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng để đầu tư cho phát triển và đề nghị các tỉnh khác phải sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp.

Cũng theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, riêng đối với giáo viên, Bộ Nội vụ đã làm việc với Bộ GD&ĐT và kiến nghị Chính phủ cho ban hành một nghị quyết riêng về biên chế giáo viên vì đây là lĩnh vực đặc thù.

Về trường hợp của gần 3.000 giáo viên hợp đồng của Hà Nội đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp sau kì thi tuyển viên chức giáo dục, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết sẽ tiến hành xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng từ ngày 31/13/2015 trở về trước theo tinh thần Kết luận số 9028 của Bộ Chính trị cũng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

 Việc này giao cho các địa phương chủ động làm và thuộc thẩm quyền của các địa phương. Các đồng chí ở Hà Nội và các địa phương khác cần thực hiện nghiêm túc. Việc này đã có ý kiến của Bộ Chính trị và Thủ tướng các đồng chí phải làm. Khi tuyển dụng rồi còn thiếu sẽ tiến hành thi tuyển hoặc xét tuyển theo Nghị định 161, nếu dôi dư , chúng ta thực hiện giải quyết theo chế độ. 
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đề xuất

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói: “Trong khi chờ ý kiến của Bộ Chính trị và Thủ tướng cho phép để có thể điều chỉnh cơ chế, chúng tôi nhận được văn bản, báo cáo của thành phố Hà Nội và một số tỉnh thành phố khác về vấn đề giáo viên hợp đồng. Bộ Nội vụ đã có văn bản và gửi cho tất cả các địa phương, trên tinh thần sẽ thực hiện theo Kết luận 9028 của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với những người đang thực hiện hợp đồng từ ngày 31/12/2015 trở về trước, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện vị trí việc làm theo quy định của Bộ GD&ĐT, có đóng bảo hiểm y tế và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian này được thực hiện tuyển viên chức nhà nước”.

Xét tuyển đặc biệt giáo viên hợp đồng: Giáo viên lo nhiều hơn mừng - Ảnh minh hoạ 2
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân 

Lo nhiều hơn mừng

Trước phát ngôn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, nhiều giáo viên hợp đồng tại Hà Nội bày tỏ sự lo lắng nhiều hơn vui mừng. Bởi trong gần một năm nay, họ đã từng nhiều lần nuôi hi vọng và cũng thất vọng nhiều lần do chính sách không nhất quán từ thành phố xuống đến các quận huyện, mặc dù đã có chỉ đạo của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ.

Cô Nguyễn Thị Minh Phương - Giáo viên Trường THCS Đông Xuân (Sóc Sơn) chia sẻ: Ngày 9/7/2019, tại phiên chất vấn HĐND TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết sẽ xét tuyển đặc biệt với những giáo viên đủ tiêu chuẩn. Nhưng đến ngày 6/9/2019, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP lại ra thông báo trên địa bàn thành phố Hà Nội không ai đủ điều kiện xét đặc cách.

Đây cũng không phải lần đầu tiên Bộ Nội vụ lên tiếng về việc áp dụng Văn bản số 9028. Tại buổi họp báo định kì quý III/2019, lãnh đạo Bộ Nội vụ cho biết đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, tổng hợp, báo cáo Chính phủ trình Bộ Chính trị cho ý kiến liên quan đến biên chế giáo viên, giáo viên hợp đồng và Bộ Chính trị đã có Văn bản số 9028 chỉ đạo vấn đề này.

Theo đó, đối với viên chức đã được tuyển dụng, ký hợp đồng trước năm 2015 trong các đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ và còn chỉ tiêu biên chế, Chính phủ giao Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định hình thức tuyển dụng phù hợp với tình hình địa phương.

Cùng với thông tin nhận được từ Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, nhiều giáo viên hợp đồng tại Sóc Sơn cũng cho biết, họ vừa nhận được thông báo và văn bản về việc UBND huyện sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng với các giáo viên từ ngày 1/1/2020. Trong kỳ thi tuyển viên chức giáo dục vừa rồi, trong số 256 giáo viên hợp đồng chỉ có 121 người vượt qua vòng 1, tức là sẽ 135 người chắc chắn sẽ bị chấm dứt hợp đồng.

Cô giáo Nguyễn Thị Thơm - Giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Sóc Sơn cũng không khỏi bức xúc: Như vậy rất bất công cho giáo viên hợp đồng bởi mặc dù có Công văn từ Bộ Nội vụ, nhưng chúng tôi vẫn không được xét đặc cách. So với các quận, huyện khác, chúng tôi cũng không được ưu tiên bỏ vòng 1 hoặc thực hiện xét tuyển. Nay lại bị cắt hợp đồng sớm, điều này chẳng khác nào đẩy giáo viên vào ngõ cụt.

Trước phát ngôn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, nhiều giáo viên hợp đồng tại Hà Nội bày tỏ sự lo lắng nhiều hơn vui mừng. Bởi trong suốt gần một năm nay, họ đã từng nhiều lần nuôi hi vọng và cũng đã thất vọng nhiều lần do chính sách không nhất quán từ thành phố xuống đến các quận huyện, mặc dù đã có chỉ đạo của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ. 

Tác giả bài viết: Lan Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2327 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập404
  • Hôm nay92,390
  • Tháng hiện tại1,001,982
  • Tổng lượt truy cập49,327,665
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944