Y tế học đường mùa dịch Covid-19: Bao giờ “cung” mới đủ “cầu”?

Chủ nhật - 01/03/2020 18:20 520 0
GD&TĐ - Y tế học đường đóng vai trò quan trọng trong giáo dục nói chung và các nhà trường nói riêng. Tuy nhiên, công tác này chưa được quan tâm đầu...
Y tế học đường mùa dịch Covid-19: Bao giờ “cung” mới đủ “cầu”?

Không thể coi nhẹ

Bà Đinh Thị Phương Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Lương Yên (Hai Bà Trưng - Hà Nội) đánh giá cao vai trò của cán bộ y tế trường học bởi họ là người có trách nhiệm tham mưu cho hiệu trưởng việc tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục sức khỏe, các chương trình phòng chống dịch, bệnh cho HS trong trường. Mặt khác, nhân viên y tế trường học không chỉ dừng lại ở việc sơ cứu ban đầu, mà còn có nhiều nhiệm vụ khác như truyền thông giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, xây dựng khung dinh dưỡng y tế, kiểm tra an toàn thực phẩm hàng ngày cho bếp ăn trường học...

Tại Trường THCS Lương Yên, về cơ bản nhân viên y tế đã đáp ứng được nhiệm vụ đối với 933 HS và 52 CB, GV, CNV toàn trường. Tuy nhiên, trong dịp các nhà trường tăng cường hoạt động phòng chống dịch bệnh Covid-19, trường đã phải tăng cường thêm CB, GV, CN hỗ trợ cán bộ y tế. Đơn cử như việc tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, cán bộ y tế sẽ phải tuyên truyền lại cho GV chủ nhiệm các lớp để GV nắm được tinh thần, nội dung công việc. Trên cơ sở đó, GV sẽ tuyên truyền, hướng dẫn HS các kiến thức phòng chống dịch bệnh, kỹ năng vệ sinh, sát khuẩn, cách đeo khẩu trang đúng cách…

Có thể khẳng định, y tế học đường dẫu đang đóng vai trò quan trọng trong trường học nhưng thực tế cho thấy chất lượng và số lượng cán bộ y tế không phải đơn vị trường học nào cũng được đáp ứng đầy đủ. Tình trạng “trắng” y tế học đường, coi y tế học đường chỉ là bước sơ cứu ban đầu, vai trò thứ yếu trong trường học… đang hiện hữu. Đặc biệt, những trường vùng cao, y tế học đường vẫn còn là vấn đề nan giải khiến HS chịu nhiều thiệt thòi.

Cô Trần Thị Hằng - Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH Ma Li Pho, huyện Phong Thổ (Lai Châu) cũng khẳng định: Nhân viên y tế của trường còn là người giám sát khâu vệ sinh và lưu mẫu thức ăn hằng ngày để kiểm tra nếu không may xảy ra ngộ độc. Với HS vùng cao, HS bán trú, ở xa gia đình và vào thời điểm giao mùa thì nhân viên y tế còn chịu trách nhiệm chính trong việc phòng các bệnh như sốt xuất huyết, cúm A, bệnh tay - chân - miệng, viêm màng não, theo dõi sức khỏe HS trong suốt năm học...

Trường PTDTBT TH Ma Li Pho có tổng số 302 HS, học tập và bán trú tại 1 điểm trường chính và 7 điểm trường lẻ. Song nhân viên y tế học đường cơ bản làm tốt nhiệm vụ của mình ở điểm trường chính. Còn tại các điểm trường lẻ đều nhờ sự hỗ trợ vào đội ngũ y tế làng bản khi xảy ra sự việc bất ngờ. Thế nhưng đó vẫn là may mắn của trường. “Nhiều trường GV còn chưa đủ nói gì tới cán bộ y tế. Có cán bộ y tế thì cũng chưa chắc có phòng y tế và các trang thiết bị cần thiết” - bà Trần Thị Hằng cho biết.

Y tế học đường mùa dịch Covid-19: Bao giờ “cung” mới đủ “cầu”? - Ảnh minh hoạ 2
 Ảnh minh họa/ INT

Nâng cao hiệu quả y tế học đường

Cô Nguyễn Hương Giang - Hiệu trưởng Trường TH xã Thanh Vân – Quản Bạ (Hà Giang) cho rằng, với những nhiệm vụ quan trọng mà nhân viên y tế nhà trường đang đảm nhiệm thì công tác tập huấn, cập nhật thường xuyên kiến thức y khoa… đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe học đường hiệu quả nhất cần được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Mặt khác, nhân viên y tế trường học có số lượng biên chế hạn hẹp, đảm nhiệm công việc liên quan trực tiếp đến sức khỏe của HS nên khâu tuyển chọn phải nghiêm ngặt, đúng yêu cầu. Phải tuyển chọn được những người có năng lực chuyên môn về y tế vững vàng, có tâm huyết và mong muốn được cống hiến, không ngại khó, ngại vất vả…

Bà Đinh Thị Phương Anh cũng bày tỏ quan điểm: Muốn y tế trong trường học không đóng vai trò “phụ”, có cho đủ… thì trước hết mỗi ban giám hiệu nhà trường phải thể hiện, tạo điều kiện nâng chất cho cán bộ y tế trường học cũng như đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, cần coi sức khỏe HS là đối tượng phục vụ đặc biệt. Ngoài ra, chỉ khi nào các nhà trường đảm nhận tốt vai trò tổ chức, đáp ứng việc đảm bảo, nâng cao sức khỏe của HS bằng việc làm cụ thể từ tuyển dụng nhân viên, triển khai thiết thực các hoạt động có ích cho HS... thì khi đó y tế học đường mới phát huy hiệu quả.

Một vấn đề khác mà bà Đinh Thị Phương Anh nhấn mạnh rằng muốn công tác y tế trường học phát huy hiệu quả cao nhất, các nhà trường cần xây dựng và hoàn thiện kế hoạch y tế trường học, kiện toàn Ban chăm sóc sức khỏe HS. Thậm chí, cần thiết phải mô tả chức năng nhiệm vụ của nhân viên y tế trường học, xây dựng nội quy phòng y tế cũng như trang bị sổ quản lý khám chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế…

Thực tiễn công tác y tế trường học và gần đây khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đòi hỏi các nhà trường phải quan tâm tới công tác chăm sóc, giáo dục sức khỏe HS nhiều hơn nữa. Mỗi HS cần phải có kiến thức, kỹ năng chủ động phòng chống dịch bệnh. Như vậy, y tế trường học không những cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế… mà chất lượng cán bộ y tế phải đảm bảo được yêu cầu.

Với những trường học ở thành phố, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thì y tế học đường còn được quan tâm chú trọng hơn. Nhưng với những trường học vùng khó, nơi còn thiếu cả yếu tố con người lẫn cơ sở vật chất thì y tế trong nhà trường càng nhiều khoảng trống từ nhu cầu đến thực tiễn

Đặc biệt, muốn giúp y tế học đường theo kịp với đổi mới và yêu cầu giáo dục, nhu cầu thực tiễn xã hội cần cụ thể hóa các quy chế chế tài xử phạt việc thực thi các chính sách. Trên cơ sở đó có sự phối hợp chặt chẽ của liên ngành trong việc xây dựng chế độ chính sách, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, khen thưởng, chuyên nghiệp hóa hoạt động y tế trong trường học.

Đức Trí

Tác giả bài viết: Đức Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1322 | lượt tải:291

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1004 | lượt tải:270

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2327 | lượt tải:366

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2877 | lượt tải:469

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2200 | lượt tải:315
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập489
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm488
  • Hôm nay68,542
  • Tháng hiện tại978,134
  • Tổng lượt truy cập49,303,817
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944