19/12/2018
1. Nhu cầu tuyển dụng: 57 chỉ tiêu
1.1. Các trường THPT, Trung tâm GDTX
– Giáo viên THPT, GDTX: 19 vị trí việc làm
– Nhân viên: 12 vị trí việc làm
1.2. Trường Cao đẳng sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu
– Giảng viên: 05 vị trí việc làm
– Nhân viên: 04 vị trí việc làm
1.3. Các trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật và Nuôi dạy trẻ kiếm thị Hữu nghị
– Giáo viên: 12 vị trí việc làm
– Nhân viên: 05 vị trí việc làm
(Nhu cầu tuyển dụng chi tiết được đính kèm theo thông báo này)
2. Hình thức tuyển dụng: Thực hiện thông qua thi tuyển và xét tuyển. – Thi tuyển đối với các chức danh giảng viên, giáo viên
Xét tuyển đối với các chức danh nhân viên, giáo viên trường THPT Võ Thị Sáu – Côn Đảo
3. Thời gian tuyển dụng
Phát hành hồ sơ: Mẫu Hồ sơ được phát hành trên Website của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (http://tuyendung.bariavungtau.edu.vn).
3.1 Đăng ký và tiếp nhận hồ sơ: từ ngày: 19/12/2017 đến 17/01/2019 (theo giờ hành chính, không kể thứ 7, chủ nhật)
– Vào trang web: http://tuyendung.bariavungtau.edu.vn để đăng ký hồ sơ tuyển dụng trực tuyến
– Sau khi đăng ký thành công, người dự tuyển mang hồ sơ đến Phòng Tổ chức cán bộ – Sở Giáo dục và Đào tạo, số 198 Bạch Đằng, phường Phước Trung, Tp Bà Rịa để đối chiếu, nộp hồ sơ và nhận phiếu biên nhận.
– Mỗi người chỉ được đăng ký 01 hồ sơ, Sở GD-ĐT căn cứ vào số CMND của thí sinh để xác nhận hồ sơ nộp hợp lệ.
3.2. Thời gian thi tuyển: Thông báo tại Website Sở Giáo dục và Đào tạo: http://tuyendung.bariavungtau.edu.vn, sau khi kết thúc nhận hồ sơ
4. Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức
Người đăng ký dự tuyển phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên môn, năng lực theo yêu cầu của vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp, có đủ các điều kiện đăng ký dự tuyển quy định tại Điều 22 Luật viên chức, gồm:
– Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
+ Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam.
+ Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.
+ Có đơn đăng ký dự tuyển.
+ Có lý lịch rõ ràng.
+ Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm.
+ Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
+ Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
– Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
5. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
5.1. Đối với chức danh giáo viên mầm non
Người dự tuyển phải đủ điều kiện xếp vào chức danh giáo viên mầm non hạng IV – Mã số: V.07.02.06 (Quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/9/2015 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non).
5.1.1. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng
– Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non trở lên;
– Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (hoặc tương đương) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
– Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. (Tương đương chứng chỉ A Tin học).
5.1.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
– Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, các quy định và yêu cầu của Đảng, Nhà nước, ngành và địa phương về giáo dục mầm non;
– Thực hiện đúng chương trình giáo dục mầm non;
– Biết phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;
– Biết quản lý, sử dụng, bảo quản và giữ gìn có hiệu quả tài sản cơ sở vật chất, thiết bị của nhóm/lớp, trường.
5.2. Đối với chức danh giáo viên tiểu học
Người dự tuyển phải đủ điều kiện xếp vào chức danh giáo viên tiểu học hạng IV – Mã số: V.07.03.09 (Quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập).
5.2.1. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
– Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm tiểu học hoặc trung cấp sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên;
– Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (hoặc tương đương) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
– Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. (Tương đương chứng chỉ A Tin học).
5.2.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
– Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học;
– Thực hiện được kế hoạch, chương trình giáo dục tiểu học;
– Vận dụng được kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học;
– Biết phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh tiểu học;
– Vận dụng được đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới tổ chức lớp học, tổ chức hoạt động dạy học ở trường tiểu học;
– Biết viết sáng kiến kinh nghiệm hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; biết áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục học sinh tiểu học.
5.3. Đối với chức danh Giáo viên trung học phổ thông
Người dự tuyển phải đủ điều kiện xếp vào chức danh giáo viên trung học phổ thông hạng III – Mã số: V.07.05.15 (Quy định tại Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập).
5.3.1. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
– Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT.
– Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (hoặc tương đương) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 (hoặc tương đương) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
– Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. (Tương đương chứng chỉ A Tin học).
5.3.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
– Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục THPT;
– Thực hiện được kế hoạch, chương trình, giáo dục THPT;
– Biết vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh THPT;
– Biết vận dụng những kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội trong tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh THPT;
– Biết cách phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh THPT;
– Có khả năng vận dụng hoặc viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
– Có khả năng hướng dẫn học sinh THPT nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
5.4. Đối với chức danh giảng viên
Người dự tuyển phải đủ điều kiện xếp vào chức danh giảng viên hạng III – Mã số: V.07.01.03 (Quy định tại Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2014 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập).
5.4.1. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên;
– Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (hoặc tương đương) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Đối với giảng viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 (hoặc tương đương) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
– Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. (Tương đương chứng chỉ A Tin học).
5.4.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
– Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công giảng dạy và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;
– Nắm vững mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
– Biên soạn giáo án, tập hợp các tài liệu tham khảo liên quan của bộ môn, chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách hướng dẫn bài tập, thực hành, thí nghiệm;
– Có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học; ứng dụng, triển khai những kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào công tác giáo dục và đào tạo, sản xuất và đời sống;
– Có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học; giảng dạy đạt yêu cầu trở lên.
5.5. Đối với chức danh nhân viên Thiết bị – Thí nghiệm, trong trường học: yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như đối với chức danh Giáo viên trung học phổ thông hạng III – Mã số: V.07.05.15.
5.6. Đối với chức danh Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật: Người dự tuyển phải đủ điều kiện xếp vào chức danh Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật hạng IV (mã số V.07.06.16): theo quy định tại Thông tư liên tịch số 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 22/6/2016 của Bộ Giáo dục – Đào tạo và Bộ Nội vụ;
5.6.1. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
– Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các ngành: sư phạm, y tế, công tác xã hội, tâm lí và có chứng chỉ nghiệp vụ về hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
– Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
– Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin.
5.6.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
– Có kiến thức hiểu biết về pháp luật, thực hiện pháp luật trong nhà trường và văn hóa học đường;
– Có hiểu biết về đặc điểm, nhu cầu của người khuyết tật; công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật và các chính sách của Nhà nước, của ngành, của địa phương liên quan đến công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
– Thực hiện hoặc phối hợp thực hiện được nội dung chương trình hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo cấp học;
– Vận dụng được kiến thức và kĩ năng chuyên môn cơ bản vào thực tiễn hỗ trợ giáo dục cho người khuyết tật;
– Có kĩ năng hỗ trợ, tư vấn, tham gia, phối hợp với giáo viên, gia đình và cộng đồng trong giáo dục người khuyết tật.
5.7. Đối với chức danh Thư viện
Người dự tuyển phải đủ điều kiện xếp vào chức danh thư viện hạng IV – Mã số V.10.02.07 (Quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 19 tháng 05 năm 2015 của Liên Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch – Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện).
5.7.1. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
– Tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng về chuyên ngành thư viện hoặc chuyên ngành khác có liên quan. Nếu tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
– Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (hoặc tương đương) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
– Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. (Tương đương chứng chỉ A Tin học).
5.7.2. Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ:
– Nắm được đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thư viện;
– Nắm được các kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ thư viện;
– Biết được các ứng dụng của công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện và các kỹ năng tin học khác trong hoạt động chuyên môn được phân công.
5.8. Đối với chức danh Văn thư trung cấp
Người dự tuyển phải đủ điều kiện xếp vào chức danh văn thư trung cấp – Mã số ngạch: mã số 02.008 (Quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BNV ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành văn thư).
5.8.1. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
– Nắm được đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và những quy định của Nhà nước về công tác văn thư; bảo vệ bí mật Nhà nước;
– Nắm được các kiến thức cơ bản của công tác văn thư;
– Thực hiện tốt các công việc của công tác văn thư;
– Sử dụng được các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
5.8.2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
– Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành văn thư lưu trữ, nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng bổ sung kiến thức nghiệp vụ văn thư;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch văn thư trung cấp;
– Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ bậc 1 (hoặc tương đương) trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
– Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. (Tương đương chứng chỉ A Tin học).
5.9. Đối với chức danh Kế toán viên
Người dự tuyển phải đủ điều kiện xếp vào chức danh kế toán viên (mã số ngạch 06.031) quy định tại Thông tư số 09/2010/TT-BNV, ngày 11 tháng 09 năm 2010 của Bộ Nội vụ ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ.
5.9.1. Năng lực
– Nắm được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm chắc quản lý hành chính, cải cách hành chính và phương hướng chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ kế toán; công tác tổ chức bộ máy của đơn vị và các quy định của pháp luật về kế toán; có khả năng quản lý và tổ chức điều hành công tác kế toán ở đơn vị;
– Hiểu rõ và tuân thủ Luật kế toán, các chuẩn mực kế toán, các quy định của pháp luật khác về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê, và thông tin kinh tế có liên quan;
– Nắm được các quy định cụ thể về hình thức và phương pháp kế toán; các chế độ kế toán áp dụng trong ngành, lĩnh vực kế toán nhà nước;
– Biết xây dựng phương án kế hoạch các thể loại quyết định cụ thể và thông hiểu thủ tục hành chính nghiệp vụ của ngành quản lý, có kỹ năng soạn thảo văn bản;
– Am hiểu các thủ tục hành chính, chương trình cải cách hành chính của ngành, của Chính phủ; am hiểu thực tiễn sản xuất, kinh doanh, tình hình kinh tế xã hội xung quanh hoạt động nghiệp vụ của ngành, quốc gia;
– Biết phương pháp nghiên cứu, đề xuất triển khai hoặc bổ sung, sửa đổi quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, tổng kết cải tiến nghiệp vụ quản lý nắm được xu thế phát triển nghiệp vụ trong nước và quốc tế;
– Biết tổ chức triển khai các hoạt động về quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, quy trình luân chuyển chứng từ, phương pháp quản lý và điều hành đối với nhiệm vụ kế toán trong đơn vị;
– Có khả năng tiếp thu, nắm bắt và tổ chức điều hành các kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật hiện đại để trao đổi và sử dụng các tài liệu kế toán, thông tin kế toán, phần mềm kế toán, chứng từ điện tử và giao dịch điện tử;
– Có trình độ độc lập tổ chức làm việc, am hiểu tình hình kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế.
5.9.2. Trình độ:
– Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán trở lên;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kế toán viên;
– Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
– Có trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel, Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm kế toán phục vụ công tác chuyên môn.
6. Hồ sơ đăng ký dự tuyển
Mỗi người dự tuyển viên chức được đăng ký dự tuyển 01 nguyện vọng vào 01 vị trí việc làm cần tuyển.
Nộp hồ sơ 01 lần tại Hội đồng tuyển dụng trong một kỳ tuyển dụng, gồm 01 bộ hồ sơ với thành phần như sau:
– Đơn đăng ký dự tuyển (theo mẫu);
– Bản sơ yếu lý lịch tự thuật (theo mẫu quy định) có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt.
– Giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng (trong vòng 12 tháng kể từ ngày cấp giấy chứng nhận) do cơ quan y tế đủ điều kiện được khám sức khỏe chứng nhận theo đúng quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/05/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe.
– Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức (nếu có) được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực.
– 02 (hai) ảnh cá nhân (3×4); địa chỉ Email, số điện thoại di động của người dự tuyển.
7. Nội dung, hình thức và thời gian các bài thi trong kỳ thi tuyển viên chức
Người dự thi tuyển viên chức phải thực hiện các bài thi sau:
– Kiến chức chung
– Chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành: Lý thuyết + Thực hành (giảng dạy 1 tiết trên lớp)
– Tin học văn phòng
– Ngoại ngữ
7.1. Thi tin học và ngoại ngữ
Việc thi tin học và ngoại ngữ đối với người dự thi tuyển viên chức thực hiện theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và yêu cầu của vị trí việc làm.
– Thi tin học văn phòng: thi trắc nghiệm trên giấy, thời gian 30 phút (theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp yêu cầu trình độ tin học).
– Thi ngoại ngữ: môn tiếng Anh, thi trắc nghiệm trên giấy, thời gian 60 phút (theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp yêu cầu trình độ ngoại ngữ).
– Điểm bài thi môn ngoại ngữ, tin học là điểm điều kiện và không tính vào tổng số điểm thi. Trừ trường hợp ngoại ngữ và tin học là phần thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành.
7.2. Thi kiến thức chung
– Hình thức thi: thi viết.
– Nội dung: Về pháp luật viên chức; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những hiểu biết cơ bản về ngành hoặc lĩnh vực tuyển dụng.
– Thời gian thi: 120 phút.
7.3. Thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành, gồm 02 phần:
7.3.1. Phần thi viết, thời gian 180 phút.
Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm cần tuyển dụng.
7.3.2. Phần thi thực hành về nghiệp vụ chuyên ngành: giảng dạy 01 tiết trên lớp.
– Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức cho bốc thăm 01 bài thi cho mỗi thí sinh để chuẩn bị thi thực hành. Không thực hiện việc chấm điểm giáo án. (Cụ thể sẽ được thông báo sau trên website Sở GD-ĐT)
– Việc chấm điểm thực hành giảng dạy do Ban chấm thi thực hiện. Khi chấm thực hành phải có 03 thành viên chấm độc lập và kết quả cuối cùng là điểm trung bình cộng của các thành viên. Chênh lệch điểm giữa các thành viên không quá 10% so với điểm tối đa đối với cùng một bài thi, trường hợp chênh lệch cao hơn 10% so với điểm tối đa đối với cùng một bài thi thì các thành viên hội ý chấm lại, nếu không thống nhất được thì lập biên bản báo cáo Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng xem xét, quyết định.
– Việc đánh giá xếp loại giờ dạy theo văn bản hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy hiện hành của Sở Giáo dục và Đào tạo, quy đổi theo thang điểm 100.
Trường hợp vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc công nghệ thông tin, bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc công nghệ thông tin thì người dự tuyển được miễn thi ngoại ngữ hoặc thi tin học văn phòng được quy định tại mục 5.1 của Thông báo này. (thi tin học và ngoại ngữ)
7.4. Điều kiện miễn thi một số môn
Người đăng ký dự tuyển được miễn thi môn ngoại ngữ hoặc tin học trong các trường hợp sau:
7.4.1. Miễn thi môn ngoại ngữ trong trường hợp môn nghiệp vụ chuyên ngành không phải là ngoại ngữ nếu có một trong các điều kiện sau:
– Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ.
– Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.
7.4.2. Miễn thi môn tin học văn phòng trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.
8. Nội dung xét tuyển viên chức
– Xét kết quả học tập bao gồm điểm học tập và điểm tốt nghiệp của người dự tuyển.
– Kiểm tra, sát hạch thông qua phỏng vấn về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.
– Thời gian: không quá 15 phút/thí sinh.
9. Cách tính điểm
9.1. Thi tuyển:
– Bài thi được chấm theo thang điểm 100;
– Điểm các bài thi được tính như sau:
– Thi kiến thức chung: tính hệ số 1;
– Thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành, gồm: phần thi viết tính hệ số 1 và phần thực hành tính hệ số 2;
– Kết quả thi là tổng số điểm của bài thi kiến thức chung và bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành.
9.2. Xét tuyển:
– Điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập của người dự xét tuyển ở trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1.
– Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1.
– Trường hợp người dự xét tuyển được đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì điểm học tập đồng thời là điểm tốt nghiệp và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 2.
– Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100 và tính hệ số 2.
– Kết quả xét tuyển là tổng số điểm của điểm học tập, điểm tốt nghiệp, điểm phỏng vấn tính theo quy định.
10. Một số lưu ý
Yêu cầu đối với người dự tuyển vào trường THPT Võ Thị Sáu – Côn Đảo, ngoài các quy định trên, đối tượng tham gia dự tuyển là những người thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
– Nguyên là học sinh của Côn Đảo.
– Có hộ khẩu tại Côn Đảo từ 02 năm trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ.
– Đang hợp đồng thỉnh giảng, giảng dạy tại Côn Đảo từ 01 năm trở lên.
Trong trường hợp không có những người thuộc đối tượng trên thì đối tượng dự tuyển như quy định tại phần 4, 5 của thông báo này.
11. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức
11.1. Công nhận người trúng tuyển:
Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển phải tham dự đầy đủ các quy định tại mục 7,8 của Thông báo này, mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên.
Nguyên tắc xét điểm trúng tuyển: Dựa vào chỉ tiêu của từng trường, lấy theo điểm thi, xét của thí sinh từ cao xuống thấp.
11.2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có tổng số điểm các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu tổng số điểm các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:
– Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động;
– Thương binh;
– Người hưởng chính sách như thương binh;
– Con liệt sĩ;
– Con thương binh;
– Con của người hưởng chính sách như thương binh;
– Người dân tộc ít người;
– Đội viên thanh niên xung phong;
– Đội viên tri thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ;
– Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự;
– Người dự tuyển là nữ;
11.3. Trường hợp vẫn không xác định được người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức trực tiếp phỏng vấn và quyết định người trúng tuyển.
11.4. Không thực hiện việc bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.
12. Lệ phí dự tuyển
– Lệ phí dự tuyển được thực hiện theo Thông tư số: 228/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức;
– Công văn số 5294/UBND-SNV ngày 14 tháng 07 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt dự toán kinh phí tổ chức thi tuyển công chức hành chính cấp tỉnh cấp huyện thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2016.
– Thời gian thu lệ phí dự tuyển: Nộp lệ phí khi nhận giấy báo dự thi.
– Điện thoại liên hệ: 0254. 3854619, 0254 541500
Sở Giáo dục và Đào tạo trân trọng thông báo kế hoạch thi tuyển viên chức các đơn vị trực thuộc Sở năm học 2018-2019.
*** Chi tiết Quết định tuyển dụng và nhu cầu tuyển dụng như sau:
(Bấm vào ảnh để xem ảnh cỡ lớn)
** Tài liệu đính kèm:
– Mẫu đơn dự tuyển
– Mẫu sơ yếu lý lịch
Tác giả bài viết: Nguồn tin: bariavungtau.edu.vn
Ý kiến bạn đọc